Đề xuất thanh toán NDT tại Việt Nam:
Cần một cái lắc đầu dứt khoát
Chưa chắc có mối liên hệ nào giữa hai sự việc trên và sự so sánh có thể khập khiễng, nhưng với đề nghị giao dịch chính thức bằng NDT phải được hồi đáp ngay bằng cái lắc đầu dứt khoát nếu chúng ta còn tôn trọng đồng tiền Việt Nam, một sự tôn trọng cần thiết như coi trọng độc lập quốc gia.
Một đồng vay, bao nhiêu thua thiệt, mà thua thiệt lớn nhất là trở thành con nợ, là sự lệ thuộc.
Nhưng vấn đề không chỉ là vay-nợ nữa. Một bản tin “giật mình” hôm qua đã xuất hiện khi Hiệp hội DN Trung Quốc tại Việt Nam và Ngân hàng Công Thương Trung Quốc vừa chính thức có kiến nghị gửi cơ quan chức năng Việt Nam đề nghị cho phép mở rộng phạm vi giao dịch đồng NDT.
Bản kiến nghị cho biết khá nhiều sự thật đau lòng: Nhu cầu giao dịch thanh toán bằng NDT tại Việt Nam là khá lớn và tăng lên rõ rệt. Tại thị trường biên mậu Việt - Trung, cuối năm 2013 ước tính kim ngạch thanh toán bằng NDT đã đạt khoảng 15 tỉ USD cho dù “lưu thông NDT chưa được pháp luật Việt Nam quy định. Đa số giao dịch thanh toán bằng NDT thông qua con đường không chính ngạch”.
Phía Trung Quốc đưa ra lý lẽ nếu thị trường thanh toán NDT từ biên giới được mở rộng đưa vào nội địa Việt Nam và được thực hiện chính ngạch thì Việt Nam có thể quản lý giám sát nguồn vốn này, đóng góp trong việc thu thuế; phòng, chống rửa tiền…
Thật tệ trước viễn cảnh NDT sẽ là đồng tiền giao dịch chính thức ngay trên lãnh thổ Việt Nam, bởi khi ấy, dù muốn hay không thì cả người dân và ngân hàng sẽ phải tích trữ để giao dịch, thanh toán.
2 tháng trước, khi nói về ngôi miếu thờ được một nhà đầu tư nước ngoài xây tại Vũng Áng, ĐBQH Dương Trung Quốc đã nói đến “chủ quyền quốc gia”: “Thỏa mãn những mong muốn chính đáng nhưng phải có điều kiện. Đây không phải là thu hút đầu tư, mà là vấn đề chủ quyền”.