Các ông trùm đầu tư toan tính gì cho một cuộc chiến tranh lạnh mới?

(Dân trí) - Cuộc chiến tranh thương mai Trung - Mỹ gây nên sự lo lắng kéo dài với những ông trùm đầu tư trên toàn thế giới. “Chúng ta đang tham gia vào một cuộc chơi mới - Trump đã thực sự bắt đầu mở ra ván bài này”

Ray Dalio gọi đó là “một cuộc chiến ý thức hệ lâu dài”. Mark Mobius thấy rất ít hy vọng để giải quyết nhanh chóng xung đột, và Stephen Jen nói rằng “chúng ta đã chứng kiến ​​sự bắt đầu của một cuộc chiến kéo dài trong 15 vòng”

Khi Hoa Kỳ và Trung Quốc đụng độ mọi thứ, từ thương mại đến công nghệ, nhiều tên tuổi lớn nhất trong giới đầu tư đang chuẩn bị cho một cuộc xung đột siêu cường kéo dài và điều chỉnh danh mục đầu tư của họ cho phù hợp. Mobius, ví dụ, đang tránh cổ phiếu của các nhà xuất khẩu Trung Quốc và chỉ mua cổ phiếu của các công ty trong nước .

Cuộc chiến này có thể sẽ kéo dài đến hết sự nghiệp của chúng tôi, ông Jen, một nhà kinh tế trước đây của Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Morgan Stanley, hiện đang điều hành Eurizon SLJ Capital, một công ty tư vấn và quỹ phòng hộ, cho biết: “Chúng tôi là nhà đầu tư và những nhà phân tích cần phải tăng tốc trong cuộc chiến này, cố gắng không chỉ theo dõi những tin tức mới nhất mà cần phải hiểu thêm về kinh tế và sự khác biệt văn hóa.”

Chứng khoán toàn cầu đã mất 4 nghìn tỷ đô la giá trị trong tháng này. Lợi suất của Kho bạc Hoa Kỳ đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2017 khi chính quyền Donald Trump tăng thuế đối với hàng hóa Trung Quốc và thực hiện một cú đánh trời giáng vào tập đoàn công nghệ Huawei.

Bên kia chiến tuyến, Tập Cận Bình kêu gọi cả nước tham gia vào một “cuộc chiến dài hơi” và Bắc Kinh chuẩn bị dùng con át chủ bài của mình - sự thống trị đất hiếm trên toàn cầu - thành phần chính trong điện thoại thông minh và xe điện.

Các ông trùm đầu tư toan tính gì cho một cuộc chiến tranh lạnh mới? - 1
Mỹ và Trung Quốc đối đầu về mọi mặt

Theo Dalio, nhà tỷ phú sáng lập Bridgewater Associates, “cuộc xung đột đang vượt xa khỏi phạm vi một cuộc chiến thương mại. Khi Trung Quốc nổi lên như một cường quốc trên thế giới có khả năng thách thức vị trí thống trị của Mỹ, hai quốc gia sẽ đụng độ với nhau về mọi mặt, vì các cách tiếp cận khác nhau liên quan tới nhà nước, địa chính trị cũng như kinh tế”

“Họ không thể đàm phán về những vấn đề cơ bản hơn này”, Dalio đã viết, Ông cũng là chủ sở hữu của công ty có trị giá khoảng 160 tỷ đô la và có văn phòng tại Westport, Connecticut và Thượng Hải.

“Ngay cả khi ông Trump và Tập xoay sở để đạt được thỏa thuận thương mại (họ dự kiến sẽ gặp nhau tại hội nghị G20 vào tháng 6), Trung Quốc và Hoa Kỳ chắc chắn vẫn sẽ tiếp tục xung đột với các vấn đề như công nghệ trong tương lai gần”, theo Mobiu

“Chúng ta đang tham gia vào một cuộc chơi mới - Trump đã thực sự bắt đầu mở ra ván bài này”, một cựu chiến binh trong thị trường đầu tư, người đã rời khỏi Templeton Asset Management vào năm ngoái để đồng sáng lập Mobius Capital Partners, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg TV.

Ông cũng lưu ý rằng Ấn Độ, Việt Nam và Bangladesh là những quốc gia sẽ có nhiều tiềm năng hưởng lợi khi cuộc xung đột đẩy các nhà sản xuất rời khỏi Trung Quốc.

Kyle Shin của Gen2 Partners, người quản lý khoảng 1,3 tỷ đô la trong các quỹ phòng hộ, trở về từ chuyến đi Trung Quốc gần đây đã nói rằng rằng cuộc xung đột sẽ mất nhiều thập kỷ để giải quyết. Shin sẽ thay thế trái phiếu Trung Quốc trong các công ty của mình bằng các khoản nợ cao cấp tại các doanh nghiệp trong thị trường phát triển, ông nói trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại.

Người quản lý tài sản của Kingsmead, John Foo thậm chí còn tiến xa hơn nữa, lần đầu tiên bán tất cả các cổ phần của mình tại Trung Quốc sau hơn hai thập kỷ quản lý tiền ở khu vực châu Á này. Ông đã giảm giá cổ phiếu vào giữa năm 2018 vì cuộc chiến thương mại và thắt chặt điều kiện tín dụng.

Kể từ đó, Foo đã biến Quỹ đầu tư Asian Alpha của Kingsmead thành một quỹ phòng hộ đa chiến lược tập trung vào các nền kinh tế dọc theo sông Mê Kông, như Thái Lan và Việt Nam. “Các nước Đông Nam Á, có lịch sử làm việc lâu dài với cả Hoa Kỳ và Trung Quốc, sẽ được hưởng lợi khi chuỗi cung ứng thay đổi,” Foo nói.

Các ông trùm đầu tư toan tính gì cho một cuộc chiến tranh lạnh mới? - 2
Sự sụt giảm của các tập đoàn công nghệ lớn của Trung Quốc khi chiến tranh leo thang

Nhưng không phải ai cũng nghĩ rằng cuộc chiến sẽ đem lại những thay đổi mạnh mẽ trong tình hình hiện tại. James Gorman, giám đốc điều hành của Morgan Stanley, nói trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg TV, rằng ông không mong đợi một cuộc chiến thương mại toàn diện, ngay cả khi ông nghĩ rằng sẽ phải mất hàng thập kỷ để các quốc gia giải quyết được tất cả các hệ quả của cuộc chiến.

Trong khi đó, hy vọng cho sự phát triển hơn về thiên đường thương mại toàn cầu đã hoàn toàn sụp đổ. Andy Rothman, cựu nhà ngoại giao Hoa Kỳ tại Bắc Kinh, người hiện đang là chiến lược gia đầu tư tại Matthews Asia, rất lạc quan khi cho rằng Trump sẽ đạt được nhưng thỏa thuận thương mại trước cuộc bầu cử tổng thống năm 2020.

Quan điểm đó đã giúp củng cố giá cổ phiếu toàn cầu trong bốn tháng đầu năm nay, nhưng sự mất giá của thị trường trong những tuần gần đây đã cho thấy sự hoài nghi đang ngày càng gia tăng. Chính ông Trump đã nói vào hôm thứ Hai rằng ông không sẵn sàng thực hiện một thỏa thuận thương mại với Trung Quốc và thuế quan đối với hàng hóa của nước này có thể tăng lên rất đáng kể.

“Đây có thể là thời điểm tốt để bán tất cả cổ phiếu vào tháng 5 và biến mất”, ông nói. Chúng tôi không muốn mạo hiểm vào năm 2019.

Vũ Huy Hoàng

Theo Bloomberg