“Báu vật” nhà Phật, lần đầu xuất hiện khiến giới chơi cây choáng ngợp

Tú Quyên

(Dân trí) - Lần đầu tiên mang đi triển lãm, cây bồ đề mang tên "Cổ đề duy bảo" của ông Bùi Đình Khoa (Hà Nội) đã khiến giới chơi cây cảnh nghệ thuật mê mẩn. Nhiều đại gia ngỏ ý mua lại nhưng ông chưa bán.

“Báu vật” nhà Phật, lần đầu xuất hiện khiến giới chơi cây choáng ngợp

Cây bồ đề cao hơn 3m (tính cả chậu), thuộc dòng bồ đề trắng có tuổi đời gần 100 năm. Điểm đặc biệt của cây là toàn bộ thân ôm hai chậu cổ màu xanh rất có giá trị. Tác phẩm được đặt trên một chậu đắp bằng xi măng hình rùa hóa rồng. 

“Báu vật” nhà Phật, lần đầu xuất hiện khiến giới chơi cây choáng ngợp - 1

Tác phẩm có tên “cổ đồ duy bảo” rất độc đáo, lần đầu xuất hiện tại Triển lãm cây cảnh nghệ thuật tại trung tâm văn hóa Kinh Bắc (TP. Bắc Ninh)

Ông Khoa không phải nghệ nhân hay sở hữu một nhà vườn lớn, ông chỉ là một người kinh doanh yêu thích cây cảnh nghệ thuật nên tác phẩm này đối với ông là bảo vật vô giá.

Theo ông Khoa, tác phẩm hội tụ đầy đủ yếu tố của một cây bonsai đẹp là cổ (nhiều năm tuổi) - kỳ (kỳ công) - mỹ (tính nghệ thuật) nên cây như một “cổ vật sống”. Vì vậy, ông đặt tên cho cây là “cổ đề duy bảo” với ý nghĩa đây là cây bồ đề quý và duy nhất.

“Báu vật” nhà Phật, lần đầu xuất hiện khiến giới chơi cây choáng ngợp - 2

Mặt trước của chậu có hình nửa chữ Thọ, hai chân như đang cưỡi mây, đạp sóng

Kể về nguồn gốc cây bồ đề này, ông Khoa cho biết, ông may mắn sở hữu cây cách đây 2 năm từ một người trong Bình Định. Người chủ cũ cũng cho biết, cây đề này trải qua rất nhiều đời chủ nên không biết có nguồn gốc từ đâu, chỉ biết cây có tuổi đời gần 100 năm và có nguồn gốc từ một gia đình có điều kiện.

“Báu vật” nhà Phật, lần đầu xuất hiện khiến giới chơi cây choáng ngợp - 3

Mặt sau cũng có nửa chữ Thọ, một chân đặt lên quả bóng, một chân đặt lên một đồng tiền vàng. Người nghệ nhân mất rất nhiều công sức mới đắp được một chậu tuyệt đẹp, từng chiếc móng vuốt hay từng chiếc vẩy đều rất đẹp và tinh xảo…

Ông Khoa cũng tiết lộ, ông không chơi cây theo phong trào, thấy cây nào đẹp, có tuổi thọ cao là chơi chứ nhất thiết không phải là sanh, si như những người chơi ở miền Bắc. Ông cho biết, ngày xưa ở miền Nam nhà nào có điều kiện mới chơi cây đề vì đây là cây nhà Phật.

“Báu vật” nhà Phật, lần đầu xuất hiện khiến giới chơi cây choáng ngợp - 4

Điểm nhấn của tác phẩm là phần giữa và phần gốc có 2 chậu màu xanh lục bên trong, chậu cổ có nguồn gốc từ Trung Quốc. Người nghệ nhân phải mất nhiều năm mới có thể tạo tác thân, rễ cây ôm trọn chậu. Nghệ nhân phải thay rất nhiều chậu, mỗi một thời điểm người nghệ nhân phải thay chậu vì cây lớn dần

Điểm đặt biệt của loài cây này không phải ai cũng biết, đó là giống cây này nhả oxy suốt ngày đêm nên nếu mắc võng nằm ngủ dưới cây đề con người sẽ rất khỏe, ông Khoa cho biết thêm.

Theo đó, rễ cây ôm một chậu xanh lục có nguồn gốc từ Trung Quốc, chậu cổ có họa tiết rất đẹp và được sản xuất trước năm 1975. Tác phẩm được đặt trên một chậu làm bằng xi măng hình rùa hóa rồng rất nghệ thuật.

“Báu vật” nhà Phật, lần đầu xuất hiện khiến giới chơi cây choáng ngợp - 5

Chậu đặt tác phẩm làm bằng xi măng hình rùa hóa rồng cũng độc đáo, có thể nói đây là chậu độc bản vì theo ông Khoa cho biết, ông cụ làm ra chậu này đã mất cách đây 7 năm

Chậu hình rùa hóa rồng cao hơn 1m được làm cầu kỳ đến từng chi tiết và từng điểm cách điệu rất nghệ thuật. Phía trước và phía sau rùa hóa rồng đều có một nửa chữ Thọ, hai chân trước như đang cưỡi mây nhưng hai chân sau lại đặt lên một quả bóng và một đồng tiền vàng. Dưới cùng là 4 con rùa có hình mặt dữ và mặt hiền… khiến người xem thỏa mãn.

“Báu vật” nhà Phật, lần đầu xuất hiện khiến giới chơi cây choáng ngợp - 6

Theo chủ nhân tác phẩm, tại triển lãm rất nhiều người ngỏ ý muốn mua nhưng ông không bán vì muốn để chơi. Thời gian tới hoàn thiện bông bán cây sẽ đẹp hơn. “Một thời điểm nào đó nếu bán cho ai thì họ phải yêu cây này hơn mình gấp 10 lần mới chuyển nhượng, giá cũng phải tiền tỷ”, ông Khoa nói

“Một tác phẩm đẹp gồm nhiều yếu tố kết hợp, ngoài yếu tố phải là một cây già, làm kỳ công thì yếu tố thẩm mỹ rất quan trọng. Cây và chậu cũng như chiều cao của cây và bông tán phải có tỷ lệ cân đối”, ông Khoa chia sẻ.