1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Bán "lúa non": Món hời triệu đô, đại gia xót lòng

Hàng loạt thương vụ bán “lúa non” trong buổi đầu của thời kỳ đổi mới kinh tế đã mang về cho các đại gia cả núi tiền, nhưng cũng đánh dấu sự biến mất đáng tiếc của các thương hiệu Việt từng thống trị thị trường trong nước và có thể vươn tầm ra khu vực.

Những thương hiệu biến mất

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
 
Năm 1995, sau 7-8 năm gây dựng nên thương hiệu kem đánh răng Dạ Lan danh tiếng, chiếm 50-90% thị phần ở từng khu vực trên phạm vi cả nước, doanh nhân Trịnh Thành Nhơn quyết định bán thương hiệu Dạ Lan cho Colgate Palmolive với giá 3 triệu USD.

Ba triệu USD là con số thực sự lớn đối với bất kỳ doanh nhân nào vào thời điểm nền kinh tế Việt Nam bắt đầu mở rộng cửa đón nguồn vốn nước ngoài. Khi đó, Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận và các tập đoàn lớn đổ xô tới Việt Nam tìm cơ hội kinh doanh.

Thương vụ này không chỉ mang lại một món tiền lớn cho ông Nhơn mà còn là sự gửi gắm kỳ vọng của vị doanh nhân vào sự phát triển vượt bậc thương hiệu Dạ Lan thông qua cái bắt tay với tập đoàn Colgate Palmolive có lịch sử hàng trăm năm hoạt động trên phạm vi toàn cầu. Ông cũng là người tham gia điều hành trong liên doanh giữa hai bên.

Bán lúa non: Món hời triệu đô, đại gia xót lòng

Tuy nhiên, sự thật không như mong muốn của doanh nhân này. Ông Nhơn chỉ đạt được mục đích thu về một món tiền lớn. Vài tháng sau đó, thương hiệu Dạ Lan đã bị gạt sang một bên để thay thế bằng sản phẩm kem đánh răng Colgate. Cái tên Dạ Lan vĩnh viễn biến mất cho dù ông Nhơn sau đó đã nỗ lực gầy dựng.

Không "chết" như Dạ Lan, nhưng thương hiệu P/S có thâm niên hơn Dạ Lan 10 năm và cùng với thương hiệu này nắm giữ gần 100% thị trường nội địa trước năm 1995 cũng rơi hoàn toàn vào tay NĐT nước ngoài.

Cuối tháng 8/2012, Đại hội cổ đông bất thường của Tribeco Sài Gòn bất ngờ tuyên bố giải thể doanh nghiệp. Đây là cú sốc cuối cùng đối với cổ đông. Tribeco - thương hiệu Việt hơn 20 năm xây dựng - sẽ biến mất hoặc thuộc về nước ngoài. DN Đài Loan Uni-President đã nắm cổ phần chi phối Tribeco và khi giải thể, HĐQT mua lại cổ phiếu với giá chỉ 2.300 đồng.

Thương hiệu Việt hiếm hoi có thể cạnh tranh với "ông lớn" giải khát nước ngoài Pepsi, Coca-Cola đã nhanh chóng thuộc về DN Đài Loan sau những sai lầm về hợp tác kinh doanh, bán cổ phần cho Uni-President và cú "rút củi đáy nồi" đầy ngoạn mục của đối tác ngoại. Tiền được bơm vào, Tribeco mặc sức đầu tư trước khi rơi vào chuỗi ngày thua lỗ kéo dài và buộc phải bán mình, giải thể.

Tribeco - thương hiệu Việt hơn 20 năm xây dựng - sẽ biến mất hoặc thuộc về nước ngoài.

Tribeco - thương hiệu Việt hơn 20 năm xây dựng - sẽ biến mất hoặc thuộc về nước ngoài.

Rụng rơi những "niềm tự hào Việt"

Sự biến mất nhanh chóng của những thương hiệu Việt đầy tự hào như Dạ Lan, Tribeco... là điều đáng tiếc cho cộng đồng các DN Việt Nam vốn rất khó tạo được chỗ đứng ngay ở thị trường nội địa.

Dấu chấm hết cho Dạ Lan, câu chuyện "sập bẫy" của Tribeco hay sự lu mờ của thương hiệu được đánh giá rất triển vọng như Phở 24, Highlands Coffee, Bia Huda, Diana... khiến không ít người giật mình đặt câu hỏi: tại sao thương hiệu Việt chết yểu?

Hơn một thập kỷ sau cú "bán lúa non", ông Trịnh Thành Nhơn đã dốc sức để gây dựng lại "niềm tự hào Việt". Tuy nhiên, ông chủ đầy nhiệt huyết này đã không thể làm lại một kỳ tích tương tự như trong quá khứ cho dù số tiền chi ra rất lớn so với món hời ông thu được trước đó.

Có một sự thật là: các tập đoàn nước ngoài quy mô hàng chục, hàng trăm tỷ USD như Unilever, Colgate... đã thiết lập chỗ đứng quá vững chắc tại thị trường Việt Nam. Cái giá vài triệu USD mà họ bỏ ra để thâm nhập và thống lĩnh thị trường Việt có lẽ rất rẻ mạt.

Hầu hết các thương hiệu tên tuổi tại Việt Nam đã bán rồi

Hầu hết các thương hiệu tên tuổi tại Việt Nam đã bán rồi

Dạ Lan đã mong muốn có một "Sự trở lại hoàn hảo" vào năm 2009. Song, tình thế đã thay đổi. Cơ hội kinh doanh và tạo lập chỗ đứng nhiều khi chỉ đến một lần và sẽ khó trở lại.

Trường hợp Phở 24, sự mất kiểm soát về tốc độ tăng trưởng như vũ bão có lẽ đã buộc ông chủ Lý Quý Trung phải chấp nhận sang tên đứa con tinh thần, để nó trưởng thành, lớn mạnh trong "vòng tay của xã hội".

Hơi khác so với "Dạ Lan", Phở 24 chưa mất đi cái tên cúng cơm nhưng cũng không thể lớn mạnh như mong đợi của "cha đẻ" của nó. Cho đến nay, phở - món ăn mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam, vẫn chưa có thương hiệu nào nổi bật để "đi đánh sứ người".

Diana của anh em nhà ông Đỗ Anh Tú hay X-Men của Phan Quốc Công vẫn là các thương hiệu nổi tiếng trong nước, doanh thu tăng mạnh. Tuy nhiên, ông chủ của chúng giờ đã là người nước ngoài. Như ông Nguyễn Đức Sơn, Giám đốc Chiến lược thương hiệu, Richard Moore Associaties (RMA), trả lời báo giới thì "hầu hết các thương hiệu tên tuổi tại Việt Nam bắt đầu bán hết rồi".

Nền kinh tế Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ trong khoảng 2 thập kỷ vừa qua với GDP liên tục tăng trưởng mạnh, FDI trở thành một hiện tượng trong khu vực và trên thế giới... Tuy nhiên, còn đó là sự lép vế của DN nội, là sự lớn mạnh không ngừng của các nhà đầu tư FDI, sự thống trị của các tập đoàn nước ngoài ở nhiều lĩnh vực quan trọng như thức ăn gia súc, giống vật nuôi, bán lẻ, sản xuất lắp ráp ô tô xe máy...

Còn các thương hiệu gắn với sự sáng tạo và khả năng chớp thời cơ ấn tượng của các doanh nhân Việt, trong số ít lĩnh vực như kem đánh răng, mỹ phẩm, bánh kẹo, nước giải khát,... đã bị nước ngoài thâu tóm, ở góc độ nào đó, để lại sự nuối tiếc cho cộng đồng và dường như là một kết cục chưa trọn vẹn.
 
Theo Mạnh Hà
VEF
 

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm