1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Nuôi lớn rồi bán, đại gia Việt bỏ túi trăm triệu USD

Những quyết định bán đứt hay một phần DN đã mang về cho các đại gia cả núi tiền nhưng đổi lại họ mất thương hiệu, mất cỗ máy in tiền đều đặn và mất đi 'đứa con' đã gây dựng trong phần lớn cuộc đời của họ.

Những thương vụ trăm triệu USD

Trong tuần qua, ông chủ Kinh Đô, Trần KimThành trở thành trung tâm thị trường bằng việc hợp tác với Mondelez International, theo đó hai bên thỏa thuận sẽ dành cơ hội để tập đoàn nước ngoài đầu tư 370 triệu USD vào Kinh Đô khi được ĐHCĐ thông qua.

Với người trong nghề, đây là một thương vụ khá đặc biệt. Thương hiệu bánh kẹo Kinh Đô được chính họ xây dựng trong suốt 20 năm qua thành một 'đế chế' đem lại sự nổi tiếng cũng như tài sản kếch sù với vị thế tốp 5 gia đình giàu nhất trên TTCK Việt Nam.

Với sự kiện này, thị trường đã hình thành rõ rệt hơn xu hướng làm ăn mới của các ông lớn hiện nay. Kinh doanh không cần phải bắt tay làm từ đầu mà có thể thông qua mua bán sáp nhập (M&A) để có thể chiếm lĩnh thị trường. Ngược lại, doanh nhân cũng không ăn đời ở kiếp với một nghề một nghiệp. Họ có thể hiện thực hóa lợi nhuận hoặc chuyển sang một lĩnh vực kinh doanh yêu thích khác.

Hồi tháng 8/2014, Metro đã được sang tay cho tỷ phú người Thái với giá gần 900 triệu USD sau 12 năm hoạt động khá ấn tượng tại thị trường Việt Nam. Metro có doanh thu không ngừng tăng trưởng, hệ thống mạng lưới lên tới 19 đại siêu thị và tập đoàn Đức này sắp đến thời kỳ thu hái thành quả.

Những quyết định bán đứt hay một phần DN đã mang về cho các đại gia cả núi tiền

Những quyết định bán đứt hay một phần DN đã mang về cho các đại gia cả núi tiền

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
 
Ngày 3/10, Tập đoàn Đại Dương (Ocean Group - OGC) cũng công bố đã bán 100% cổ phần tại CTCP Bán lẻ và Quản lý bất động sản Đại Dương (Ocean Retail) với chuỗi 9 siêu thị bán lẻ Ocean Mart và 4 cửa hàng tiện lợi Ocean Mart Express. Vingroup (VIC) đã mua lại 70% cổ phần và đổi tên thành CTCP Siêu thị VinMart.

Trong khi đó, một năm sau thương vụ đình đám mua cả thị trấn Mỹ Buford rồi đổi tên thành PhinDeli nhằm gây dựng một thương hiệu cà phê Việt độc đáo trên nước Mỹ, doanh nhân Phạm Đình Nguyên đã bán cổ phần chi phối cho Kinh Đô khiến không ít người nghĩ tới kịch bản ông Trần Lệ Nguyên sẽ thâu tóm ly cà phê PhinDeli.

Vài năm trước đây, giới kinh doanh cũng đã chứng kiến các vụ kỳ công xây dựng lên những thương hiệu nổi tiếng rồi bán như: ông Lý Quý Trung bán Phở 24 - một trong số ít mô hình franchise thành công tại Việt Nam - cho Highlands Coffee; Highlands Coffee sau đó lại bán một phần cho Jollibee (Philippines); anh em ông Đỗ Minh Phú và Đỗ Anh Tú xây Diana trong gần 15 năm rồi bán cho Unicharm (Nhật Bản); Y khoa Hoàn Mỹ bán 65% cổ phần cho Fortis Healthcare (Ấn Độ); ICP với sản phẩm X-Men bán 85% cổ phần cho Marico (Ấn Độ); ông Trịnh Thành Nhơn bán Dạ Lan cho Colgate...
 
Bài toán kinh doanh hay sự nghiệp cả đời?

Với trường hợp của Kinh Đô, giới đầu tư thực sự bất ngờ khi doanh nghiệp này ngày càng vượt xa các đối thủ khác trong lĩnh vực cốt lõi này nhờ vào kinh nghiệm, thương hiệu và hệ thống bán lẻ phủ khắp cả nước

 

Những quyết định bán đứt hay một phần DN đã mang về cho các đại gia cả núi tiền

Việc bán DN đồng nghĩa với việc thương hiệu do họ dày công gây dựng nên dần dần biến mất hoàn toàn trên thị trường và thay vào đó là những sản phẩm của đại gia khác.

Không ít người cho rằng, sau khi bán cho NĐT nước ngoài, các thương hiệu nổi tiếng của người Việt chưa chắc đã gìn giữ và phát triển. Thương hiệu Việt có thể bị biến mất một vài năm sau đó như trường hợp Dạ Lan, Tribeco hay đang bị đe dọa biến mất như Bibica...

Với người tiêu dùng là vậy, nhưng với các đại gia, bài toán kinh doanh đôi khi được xem xét ở nhiều khía cạnh, từ lý do cá nhân, muốn hiện thực hóa lợi nhuận, muốn nghỉ ngơi... cho đến sự hiệu quả, cho đến vòng đời sản phẩm, vòng đời một dự án kinh doanh và những hướng đi mới để nắm bắt cơ hội, phù hợp với thời cuộc.

Gần đây, ông Trần Kim Thành đã có khá nhiều vụ thâu tóm và có xu hướng mở rộng ngành nghề sang một số lĩnh vực cũng tiềm năng khác như: dầu thực vật, cà phê, mì gói... Ngành hàng tiêu dùng dường như đang hấp dẫn doanh nhân này.

Trong một số trường hợp, sự phát triển vượt bậc có thể khiến các doanh nhân cảm thấy khớp, thấy không hiệu quả khi tiếp tục tự lèo lái con tàu lớn. Sự thiếu vốn, công nghệ, trình độ quản lý và quan trọng hơn là những món tiền khá lớn được các đại gia khác mang đến để đổi lại một cỗ máy đang cần nâng cấp lên một cấp độ mới.

Trên thế giới cũng vậy, không ít doanh nhân xây lên những thương hiệu nổi tiếng rồi bán. Có người 40 tuổi mới lập nghiệp riêng nhưng cũng không lâu sau đó bán đứt thương hiệu nổi tiếng toàn thế giới để thu về một khoản tiền vừa phải rồi an dưỡng tuổi già như người tạo lập ra dao cạo râu Gillette.

Ở Việt Nam, không ít doanh nhân chấp nhận thu về một khoản tiền lớn để rồi đầu tư vào các lĩnh vực khác như trường hợp anh em nhà ông Đỗ Minh Phú và Đỗ Anh Tú... Tất nhiên, cũng có những trường hợp cái khó bó cái khôn, doanh nhân Việt cần sự hợp tác về công nghệ, vốn của các tập đoàn nước ngoài nhưng sau đó đã bị thâu tóm đầy đáng tiếc. Thương hiệu do họ dày công gây dựng nên dần dần biến mất hoàn toàn trên thị trường và thay vào đó là những sản phẩm của đại gia khác. 

Theo Mạnh Hà
VEF
 

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm