Ariston đầu tư vào Việt Nam không vì nhân công giá rẻ

Dù Việt Nam có lợi thế nhân công rẻ và chi phí sản xuất thấp, nhưng với khoản đầu tư hơn 30 triệu USD vào Việt Nam và xây dựng nhà máy tiêu chuẩn thế giới WCM tại Bắc Ninh, Tập đoàn Ariston khẳng định: “Quyết định đầu tư vào Việt Nam không vì nhân công giá rẻ”.

Đầu tư vào Việt Nam không vì nhân công giá rẻ

Lễ khánh thành nhà máy Ariston Thermo với sự tham dự của Thứ trưởng Bộ công thương – bà Hồ Thị Kim Thoa.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

 
 
Giải thích cho nhận định trên, ông Paolo Merloni, Chủ tịch Tập đoàn Ariston - Tập đoàn hàng đầu từ Ý về lĩnh vực nhiệt gia dụng và máy nước nóng - cho rằng: “Nếu căn cứ vào yếu tố nhân công giá rẻ, có lẽ Tập đoàn đã chọn Indonesia - nơi chi phí nhân công thực sự rất thấp mà cũng nằm trong khu vực Đông Nam Á. Đối với chúng tôi, tiềm năng của thị trường Việt Nam vẫn còn rất lớn. Đây là cơ hội tốt để phát triển và mở rộng hơn nữa các hoạt động của Tập đoàn Ariston. Chúng tôi hoàn toàn lạc quan vào tình hình và các triển vọng của Việt Nam cũng như lạc quan về những sự thay đổi hàng ngày được ghi nhận ở Việt Nam”.
 
Song song với việc mua lại hay sát nhập những công ty tầm cỡ thế giới tại các thị trường trọng điểm mang tính chiến lược như Ý, Uzbekistan và gần đây nhất là Nam Phi, Ariston Thermo tiến hành xây dựng nhà máy lớn nhất Đông Nam Á và lớn thứ 2 khu vực châu Á của Ariston Thermo tại Việt Nam với công suất trung bình 1 triệu sản phẩm mỗi năm. Điều này cho thấy Việt Nam được coi là thị trường trọng điểm của Ariston Thermo và nằm trong chiến lược đầu tư mở rộng kinh doanh của Tập đoàn.
 
“Không chỉ là thị trường quan trọng, Việt Nam còn là đầu cầu sản xuất của khu vực, nhà máy khi đi vào hoạt động sẽ cung cấp 70% sản phẩm cho thị trường nội địa và 30% cho các nước trong khu vực Đông Nam Á” – ông ông Stefano Cartoni, Giám đốc Thương mại Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Tập đoàn Ariston Thermo chia sẻ.
 
Bên cạnh các lợi thế thị trường, quyết định đầu tư vào Việt Nam của Ariston Thermo còn bởi “một mối nhân duyên gắn bó lâu dài”. Với vai trò là thương hiệu máy nước nóng đầu tiên thâm nhập vào thị trường Việt Nam từ năm 1988 và cũng là doanh nghiệp tiên phong tạo nên thói quen tắm nước nóng cho người Việt Nam, sau hơn 26 năm, Ariston giờ đây đã trở thành thương hiệu máy nước nóng hàng đầu Việt Nam và là thương hiệu tin cậy của mọi gia đình. Hơn nữa, "Tiềm năng thị trường vẫn còn rất lớn vì tỷ lệ các hộ có ít nhất một bình nước nóng dùng điện trong gia đình Việt Nam vẫn còn thấp", ông Paolo nhận xét.
 
Nhà máy sản xuất theo tiêu chuẩn thế giới (WCM) của Ariston cùng dây chuyền sản xuất hiện đại.

Nhà máy sản xuất theo tiêu chuẩn thế giới (WCM) của Ariston cùng dây chuyền sản xuất hiện đại.
 
Nhà máy mới khánh thành tại Bắc Ninh của Ariston được xây dựng theo Hệ thống tiêu chuẩn sản xuất thế giới (WCM). Về ưu điểm, WCM giúp quản lý chất lượng sản phẩm, quy trình sản xuất cũng như sử dụng hiệu quả năng lượng ,thân thiện với môi trường và hạn chế tối đa các sai hỏng có thể xảy ra đối với 100% sản phẩm. Khác với nhiều Tập đoàn đa quốc gia khác khi áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng khác nhau cho thị trường nội địa nhằm đảm bảo yếu tố giá thành cạnh tranh, sản phẩm của Ariston sản xuất tại Việt Nam đều được đồng loạt áp dụng WCM nên vẫn đáp ứng toàn bộ các tiêu chuẩn chất lượng “Made in Italy”.
Nhà máy sản xuất theo tiêu chuẩn thế giới (WCM) của Ariston cùng dây chuyền sản xuất hiện đại.
Nhà máy mới khánh thành tại Bắc Ninh của Ariston được xây dựng theo Hệ thống tiêu chuẩn sản xuất thế giới (WCM).

Theo đuổi công nghệ nhằm mang đến các dòng sản phẩm tiết kiệm điện, Ariston hi vọng Chính phủ Việt Nam sẽ đưa ra các tiêu chí cụ thể cho các sản phẩm tiết kiệm năng lượng để đảm bảo cạnh tranh bình đẳng giữa các nhà đầu tư. Nhận định về nhu cầu từ thị trường nội địa, ông Stefano Cartoni, Giám đốc thương mại khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Ariston, khẳng định hoàn toàn lạc quan về triển vọng và những thay đổi hàng ngày cũng như trong tương lai tại Việt Nam.

"Quan điểm của chúng tôi là không chỉ dạo chơi tại thị trường Việt Nam mà muốn xây dựng gốc rễ vững chắc của Ariston tại đây", ông Cartoni chia sẻ.
 
L.Thanh
 

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước