1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng

Ấn Độ cấm thêm hàng loạt ứng dụng của Trung Quốc sau vụ TikTok

Thùy Dung

(Dân trí) - Ấn Độ đang cấm thêm hàng chục ứng dụng và xem xét hàng trăm ứng dụng khác từ các công ty nổi tiếng của Trung Quốc khi căng thẳng giữa các quốc gia đông dân nhất thế giới tiếp tục gia tăng.

Ấn Độ cấm thêm hàng loạt ứng dụng của Trung Quốc sau vụ TikTok - 1
Truyền thông Ấn Độ đưa tin hôm thứ 2 rằng chính phủ cũng đang xem xét hơn 250 ứng dụng khác

Theo một quan chức tại Bộ Công nghệ Thông tin và Điện tử Ấn Độ nói với CNN Business mới đây, Chính phủ Ấn Độ đã cấm thêm 47 ứng dụng của Trung Quốc, tất cả các ứng dụng nhái hoặc biến thể của 59 ứng dụng khác mà Ấn Độ đã chặn vào tháng trước vì lí do an ninh quốc gia

Bị điểm tên trong lệnh cấm ban đầu là một số ứng dụng nổi bật của Trung Quốc, bao gồm cả ứng dụng chia sẻ video vô cùng phổ biến TikTok. Bản sao hoặc biến thể của ứng dụng có thể sẽ bao gồm các phiên bản nhẹ hơn được thiết kế cho điện thoại thông minh cấp thấp với bộ nhớ hạn chế.

Tarun Pathak - Phó Giám đốc tại Counterpoint Research - cho biết: “Mặc dù quyết định trên được đưa ra dựa trên thực tế là các ứng dụng mới là bản sao của các ứng dụng bị cấm trước đây, nhưng chúng tôi tin rằng điều này đang báo hiệu về ý định mạnh mẽ từ quan điểm của chính phủ Ấn Độ đối với vấn đề bảo mật dữ liệu và quyền riêng tư. Điều này chắc chắn sẽ mở ra nhiều cuộc thảo luận về các ứng dụng khác.”

Truyền thông Ấn Độ đưa tin rằng Chính phủ cũng đang xem xét hơn 250 ứng dụng khác, bao gồm cả trò chơi di động nổi tiếng PlayerUnknown's Battlegrounds (PUBG), được xuất bản bởi công ty công nghệ đình đám của Trung Quốc Tencent (TCEHY) và AliExpress, một nền tảng mua sắm của Alibaba (BABA). Theo công ty phân tích AppAnnie, PUBG là trò chơi di động được ưa chuộng hàng đầu ở Ấn Độ vào năm ngoái.

Các động thái này là dấu hiệu mới nhất cho thấy mối quan hệ Ấn Độ - Trung Quốc đang xấu đi. Tuần trước, Ấn Độ đã hạn chế các nước láng giềng đấu thầu các hợp đồng công khai với lí do liên quan đến “các cơ sở quốc phòng của Ấn Độ” và “an ninh quốc gia”. Các hạn chế này đã tạo ra các miễn trừ cho Bangladesh, Myanmar và Nepal và phần lớn nó được cho là đang nhằm vào Trung Quốc.

Căng thẳng địa chính trị giữa hai nước tiếp tục leo thang sau các cuộc đụng độ ở biên giới hồi tháng trước. Nhiều người Ấn Độ đã kêu gọi tẩy chay hàng hóa và dịch vụ của Trung Quốc, đặc biệt là từ ngành công nghệ thống trị của Trung Quốc.