1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

100.000 tỷ đồng nợ xấu sẽ được "xử" bằng nguồn vốn ngoại?

(Dân trí) - VAMC mua gần 40.000 tỷ đồng nợ xấu từ 35 tổ chức tín dụng trong năm 2013, giúp nợ xấu hệ thống giảm gần 1%. Năm nay, VAMC đã xây dựng kế hoạch mua từ 70.000 - 100.000 tỷ nợ xấu, với điểm nhấn là mở hướng gọi vốn từ nước ngoài.

VAMC đã mua gần 40.000 tỷ đồng nợ xấu từ 35 tổ chức tín dụng trong năm 2013.
VAMC đã mua gần 40.000 tỷ đồng nợ xấu từ 35 tổ chức tín dụng trong năm 2013.


Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

Những ông chủ trẻ không chịu 'tránh bão'

Tái cấu trúc Cty chứng khoán: Chặng đường còn dài phía trước

Gọi vốn ngoại “dọn” 100.000 tỷ đồng nợ xấu

Mỹ hy vọng không tái diễn nạn đóng cửa chính phủ

Kinh tế Việt Nam 2014 sẽ "mã đáo thành công"

Ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC) cho biết: Tính đến ngày 31/12/2013, VAMC đã mua 38.900 tỷ đồng nợ gốc, tương đương 32.400 tỷ đồng giá trị trái phiếu đặc biệt (TPĐB). Con số nợ xấu này được VAMC mua từ 35/36 TCTD gửi hồ sơ đề nghị bán nợ xấu cho VAMC.

Cũng theo ông Nguyễn Quốc Hùng, thời gian đầu các ngân hàng khá e dè trong việc đề cập bán nợ xấu cho VAMC. Nhưng khi nhận thức được những lợi ích từ việc bán nợ xấu cho VAMC sẽ giúp họ có thể nhanh chóng làm sạch bảng cân đối kế toán, đồng nghĩa với việc giảm chi phí trích lập dự phòng rủi ro, thanh khoản cũng được cải thiện đáng kể…, các ngân hàng đã “xếp hàng” bán nợ xấu.

“Một vấn đề quan trọng nữa, đến tháng 6/2014 là thời điểm áp dụng Thông tư 02 với những quy định chặt chẽ về phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro… nếu các ngân hàng không có lộ trình xử lý nợ xấu nghiêm chỉnh từ bây giờ sẽ phải đối mặt với sự sống còn của chính mình. Tôi khẳng định đến giờ phút này các tổ chức tín dụng sẽ phải cần đến VAMC tự cơ cấu lại mình, nếu không sẽ khó tồn tại được”, đại diện VAMC nói.

Như vậy, với việc 35 tổ chức tín dụng bán gần 40.000 tỷ đồng nợ xấu cho VAMC, theo đánh giá của ông Lê Đức Thọ, Chánh Văn phòng Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng hiện giảm xuống còn 3,79% (giảm gần 1% so với hồi đầu năm 2013). Đại diện Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết, sau một thời gian thăm dò, các nhà băng đã chủ động cơ cấu và bán lại nợ xấu cho VAMC.

Đề cập tới kế hoạch mua nợ xấu trong năm 2014, ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó chủ tịch Hội đồng thành viên VAMC cho biết, theo chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, VAMC đã xây dựng kế hoạch mua 70.000 - 100.000 tỷ nợ xấu bằng trái phiếu đặc biệt.

Cùng với đó, công ty sẽ xây dựng đề án mua nợ theo giá thị trường. Vốn sẽ được huy động bằng nguồn bổ sung của ngân sách và từ các tổ chức quốc tế theo hình thức “tiền tươi thóc thật”. Ngoài ra, năm 2014, VAMC tiếp tục rà soát lại tất cả căn bản, quy định pháp luật kiến nghị với Thủ tướng, các cấp các ngành hỗ trợ VAMC trong việc hoàn chỉnh thủ tục rà soát các khoản nợ có tài sản đảm bảo mà chưa được rà soát để bán nợ.

“Một nhiệm vụ quan trọng trong năm 2014 của VAMC là, cùng các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp sẽ tiến hành cơ cấu lại nợ, xác định những khoản nợ. Khoản nào có thể cứu chữa được thì sẽ tiếp tục cho tái cơ cấu, khoản nào mà có khả năng tiếp tục phát triển ổn định thì có thể tiếp tục bơm vốn cho vay tiếp.

Còn đối với khách hàng, khoản nợ không còn khả năng cứu chữa được nữa thì bắt buộc phải cho giải thể phá sản, hoặc phát mại tài sản theo quy định của pháp luật. Việc tổ chức phát mại và cho phá sản doanh nghiệp buộc phải có văn bản kèm theo và rà soát lại, làm đến đâu vướng mắc đến đâu thì kiến nghị các bộ ngành tháo gỡ đến đó”, ông Hùng cho biết.

Theo đánh giá của ông Hùng, nợ xấu của doanh nghiệp chủ yếu do đầu tư không đúng ngành nghề, thấy kinh doanh có lãi chuyển sang bất động sản, chứng khoán, đầu tư bị thua lỗ chứ không phải từ ngành nghề kinh doanh chính. Do đó, với các khoản nợ mà đã mua, sau khi phân loại nợ, sàng lọc tài sản…, VAMC sẽ tạo điều kiệm đối với các doanh nghiệp có khả năng phục hồi.

“Còn nếu không, VAMC kêu gọi đầu tư vốn ngoại tham gia tái cấu trúc, hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp, hoặc có thể họ tham gia đầu tư vào các khu đô thị, khu chết xuất, nhà máy… Tuy nhiên để đưa vốn ngoại vào cần có các quy định cụ thể như: tỷ lệ nhà đầu tư nước ngoài được tham gia sở hữu vốn; quyền sở hữu định đoạt tài sản của họ bằng bất động sản ở Việt Nam và mọi hoạt động của họ liên quan đến lĩnh vực đầu tư khác cũng cần quy định rõ ràng hơn. Việc bán nợ cho nhà đầu tư ngoại theo giá thị trường là câu chuyện không đơn giản, cần có sự chuẩn bị kỹ càng về nhiều mặt và có sự phối hợp với các cơ quan chức năng khác”, ông Hùng nhấn mạnh.

Nguyễn Hiền

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm