1.000 tấn sâm Ngọc Linh: Giấc mơ giá 2 tỷ USD trên đỉnh núi

Quảng Nam quyết tâm biến vùng đại ngàn Ngọc Linh trở thành thủ phủ sâm quốc gia, đến năm 2025 đưa Việt Nam trở thành nước sản xuất sâm đứng thứ hai thế giới (sau Hàn Quốc), với sản lượng 500-1.000 tấn, cho nguồn thu từ 1,5 đến 2 tỷ USD mỗi năm.

Chưa thấy bóng dáng nhà đầu tư

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
Thủ phủ của cây sâm Ngọc Linh Việt Nam là vùng đại ngàn Ngọc Linh, nằm giữa hai tỉnh Quảng Nam và Kon Tum. Duy nhất chỉ có vùng đất này cây sâm mới phát triển và cho giá trị kinh tế cao.

Đề án phát triển cây sâm Ngọc Linh đã được thông qua. Theo đó, đây là cây đặc sản quốc gia, thuộc địa bàn 15 xã của 3 huyện Nam Trà My (Quảng Nam), Đăkglei và Tumơrông (Kon Tum).

Trong bản đồ sâm Ngọc Linh đã được khảo sát, hiện có 108 vùng sâm tự nhiên. Tuy nhiên, việc khai thác ào ạt suốt mấy chục năm qua khiến cây sâm tự nhiên cạn kiệt và đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

1.000 tấn sâm Ngọc Linh: Giấc mơ giá 2 tỷ USD trên đỉnh núi

Một chiến lược phát triển vùng sâm Ngọc Linh được mở đầu bằng việc đầu tư mở đường lên vùng sâm Ngọc Linh.

 
Một vườn sâm tiền tỷ của người dân trên đỉnh Ngọc Linh (Ảnh: Hoàng Thọ)

Một vườn sâm tiền tỷ của người dân trên đỉnh Ngọc Linh (Ảnh: Hoàng Thọ)

 
Vườn ươm cây sâm Ngọc Linh được di thực sang huyện Tây Giang, Quảng Nam

Vườn ươm cây sâm Ngọc Linh được di thực sang huyện Tây Giang, Quảng Nam

“Giá sâm tươi từ 30-40 triệu đồng/kg, nhưng số hộ trồng sâm còn ít. Giờ cả Nam Trà My chỉ có 70 ha. Một ha sâm Ngọc Linh sau 5 năm thu lời khoảng 30 tỷ đồng, không có loại cây nào cho giá trị kinh tế cao đến vậy. Huyện đã xúc tiến kêu gọi nhưng đến nay, chưa có doanh nghiệp nào dám đầu tư”, ông Bửu cho hay.

Đề án phát triển sâm Việt Nam (sâm Ngọc Linh) có tổng nguồn kính phí đầu tư hơn 9.000 tỷ đồng, tương đương 450 triệu USD để phát triển vùng sâm chuyên canh 19.000 ha, tại 7/10 xã của huyện Nam Trà My. Trong đó, kinh phí kêu gọi doanh nghiệp đầu tư hơn 5.000 tỷ đồng.

Chủ tịch Hồ Quang Bửu bấm đốt ngón tay nhẩm tính: Chỉ cần đầu tư khoảng hơn 3 tỷ đồng để trồng 1 ha sâm Ngọc Linh, sau 5 năm, với giá thấp nhất của sâm trồng chưa đủ tuổi là 15 triệu đồng/kg thì 1 ha đã cho 30 tỷ đồng. Đây là cây siêu lợi nhuận.

Giấc mơ sâm: Bao giờ thành hiện thực?

Hơn 30 năm nay, ông Hồ Văn Du đã âm thầm bám rừng núi Ngọc Linh để trồng sâm. Lão đại gia chân đất đã nuôi khát vọng tỷ phú của mình giờ đã thành hiện thực, khi ông có trong tay vườn sâm từ 1 đến 15 năm tuổi có tổng giá trị hơn 250 tỷ đồng tương đương hơn 12 triệu USD.

Còn một tỷ phú sâm khác tôi tình cờ gặp ở trường đào tạo lái xe Quảng Nam đó là Hồ Văn Hình. Bây giờ Hình là người đầu tiên nơi miền rừng này hạ sơn xuống Tam Kỳ học lái xe ô tô. Đường bê tông đã sắp hoàn thành về đến xã. Có đường, Hình sẽ mua ô tô để đưa dân làng xuống huyện, xuống tỉnh.

Vườn ươm cây sâm Ngọc Linh được di thực sang huyện Tây Giang, Quảng Nam

Tỉnh Quảng Nam đã âm thầm nuôi cây mô tạo giống thành công cây sâm Ngọc Linh trong phòng thí nghiệm (Ảnh: Bích Liên)

 
Tỷ phú sâm Ngọc Linh Hồ Văn Du

Tỷ phú sâm Ngọc Linh Hồ Văn Du

 
Vườn sâm Ngọc Linh hơn 15 năm tuổi trên núi Ngọc Linh (Ảnh: Lê Gân)

Vườn sâm Ngọc Linh hơn 15 năm tuổi trên núi Ngọc Linh (Ảnh: Lê Gân)

Nhờ cơ chế chính sách của huyện, của tỉnh, mấy năm nay bà con nơi đây bắt đầu trồng sâm Ngọc Linh. Chừng 5 năm nữa thì hết nghèo và sẽ làm giàu - Hình bảo.

Riêng anh còn có cả một núi sâm trồng bí mật trong đại ngàn Ngọc Linh, nếu để lộ ra thì kẻ xấu sẽ trộm mất. Đó là chưa kể vườn sâm trong vườn nhà anh trồng mấy năm nay đã hơn 8 tuổi, nếu thu hoạch cũng thừa tiền mua ô tô khi con đường về xã hoàn thành.

“Cái khó hiện nay là bảo vệ sâm bởi kẻ xấu thường lén lút nhổ trộm. Ngay vườn sâm của mình cũng vừa bị kẻ gian trộm mất 30 kg, giá trị khoảng 1 tỷ đồng... ” - Hình kể.

Năm 2014, Hình thu hoạch lứa sâm đầu tiên, kiếm được kha khá nên tổ chức đưa vợ con và bà con trong làng ra Hà Nội tham quan. Sau chuyến đi ấy, anh học được nhiều điều mới lạ và quyết tâm sẽ đầu tư trồng sâm Ngọc Linh gắn với việc bảo vệ rừng để làm giàu.

Không chỉ có Hồ Văn Du, Hồ Văn Hình mà trên vùng đại ngàn Ngọc Linh, nếu đem định giá những vườn sâm của bà con trồng những năm qua đã cho tiền tỷ.

May mắn cho Nam Trà My là có một vị chủ tịch trẻ, năng nổ như Hồ Quang Bửu. Phó Chủ tịch Lê Ngọc Kích cho hay: “Niềm tự hào của huyện miền núi nghèo nhất nước như Nam Trà My may mắn có được những cán bộ trẻ, năng nổ như Bửu. Chỉ một năm sau khi nhậm chức, anh Bửu đã chứng minh được bản lĩnh dám làm dám chịu”.

Suốt mấy chục năm nay, nhiều dự án đầu tư phát triển cây sâm Ngọc Linh với bao hy vọng, nhưng tất cả đều lụi tàn. Cây sâm trồng trong vườn nhà dân vẫn lay lắt sống, chưa biến thành cây hàng hóa như mong đợi.

Còn bây giờ, cây sâm Ngọc Linh đã và đang phát triển mạnh nơi miền rừng này là nhờ cơ chế chính sách, nhờ những người lãnh đạo giỏi giang. Chẳng hạn, ai thoát nghèo được UBND huyện thưởng 3 triệu đồng, lại còn được vay ưu đãi nguồn vốn để đầu tư trồng sâm và khai hoang ruộng nước, phát triển trồng và bảo vệ rừng. Hộ dân nào ở miền núi làm tốt sẽ được thưởng nhiều và khuyến khích làm giàu.

Khát vọng và giấc mơ cây sâm Việt Nam được ấp ủ và đã trở thành hiện thực nơi miền đại ngàn này từ nhiều năm nay. Dự án về sâm Ngọc Linh nếu được Chính phủ phê duyệt, sẽ mở ra cơ hội mới và giấc mơ sâm Việt Nam của Hồ Văn Bửu cũng như hàng chục nghìn hộ dân vùng đồng bào dân tộc nơi đại ngàn Ngọc Linh sẽ sớm thành hiện thực.

Theo Vũ Trung
VEF
 

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”