10 nước dự trữ vàng “khủng” nhất thế giới

(Dân trí) - Theo Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), tốc độ mua vàng của các ngân hàng trung ương năm nay đã giảm so với năm ngoái, nhưng từ đầu năm đến nay, những nước sở hữu nhiều vàng nhất thế giới vẫn mua ròng khoảng 300 tấn vàng.

Báo cáo mới nhất của WGC cho thấy, tính đến tháng 12/2013, tổng dự trữ vàng quốc gia của thế giới đạt mức 31.913,5 tấn.

Dưới đây là 10 nước có dự trữ vàng lớn nhất theo dữ liệu của WGC, trang Business Insider giới thiệu:

10. Ấn Độ


Mức dự trữ vàng: 557,7 tấn
Mức dự trữ vàng: 557,7 tấn
Tỷ lệ của vàng trong dự trữ ngoại hối: 8,4%


Từ đầu năm đến nay, Chính phủ Ấn Độ nỗ lực hạn chế nhu cầu vàng của người dân nhằm kiểm soát thâm hụt cán cân vãng lai. Việc Ấn Độ siết nhập khẩu vàng được cho là một trong những nguyên nhân khiến giá vàng thế giới đi xuống.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

Bất động sản ở đâu đắt nhất?



9. Hà Lan
 
Mức dự trữ vàng: 612,5 tấn
Tỷ lệ của vàng trong dự trữ ngoại hối: 54%


Một phần lớn dự trữ vàng của Hà Lan được cất giữ tại Mỹ, một phần nằm ở Canada và Anh. Chỉ có khoảng 10% dự trữ vàng của Hà Lan được cho là nằm ở Amsterdam. Đầu năm nay, Hà Lan đã có ý định đưa dự trữ vàng đang nằm ở nước ngoài về nước.

8. Nhật Bản

Mức dự trữ vàng: 765,2 tấn
Mức dự trữ vàng: 765,2 tấn
Tỷ lệ của vàng trong dự trữ ngoại hối: 2,6%


Năm 1950, Nhật Bản chỉ có 6 tấn vàng dự trữ. Tuy nhiên, đến năm 1959, dự trữ vàng của nước này đã tăng mạnh khi Ngân hàng Trung ương Nhật (BoJ) mua 169 tấn vàng. Năm 2011, Nhật Bản bán vàng để có đủ tiền cho kế hoạch bơm 20 nghìn tỷ Yên vào nền kinh tế sau thảm họa kép động đất-sóng thần-hạt nhân.

7. Nga

Mức dự trữ vàng: 1.015,1 tấn
Mức dự trữ vàng: 1.015,1 tấn
Tỷ lệ của vàng trong dự trữ ngoại hối: 8,3%


Dự trữ vàng của Nga lần đầu tiên vượt mốc 1.000 tấn trong quý 3 năm nay.

6. Thụy Sỹ


Mức dự trữ vàng: 1.040,1 tấn
Tỷ lệ của vàng trong dự trữ ngoại hối: 8,3%


Mức dự trữ vàng: 1.015,1 tấn
Năm 1997, Thụy Sỹ đề xuất kế hoạch bán một phần dự trữ vàng quốc gia vì khi đó, vàng không còn được xem là “cần thiết cho mục đích chính sách tiền tệ” của nước này. Tháng 5/2000, Thụy Sỹ bắt đầu bán ra 1.300 tấn vàng .

5. Trung Quốc

Mức dự trữ vàng: 1.054,1 tấn
Mức dự trữ vàng: 1.054,1 tấn
Tỷ lệ của vàng trong dự trữ ngoại hối: 1,2%


Vàng chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong dự trữ ngoại hối 3,7 nghìn tỷ USD của Mỹ, so với tỷ lệ trung bình của thế giới là 10%. Tăng dự trữ vàng giữ vai trò quan trọng trong nỗ lực của Trung Quốc nhằm quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ, đưa đồng tiền này trở thành một đồng tiền dự trữ.

4. Pháp


Mức dự trữ vàng: 2.435,4 tấn
Mức dự trữ vàng: 2.435,4 tấn
Tỷ lệ của vàng trong dự trữ ngoại hối: 66,1%


Pháp đã bán ra 572 tấn vàng theo Thỏa thuận số 2 về vàng giữa các ngân hàng trung ương (CBGA 2) có hiệu lực từ tháng 9/2004-9/2009. Tuy nhiên, Pháp không có kế hoạch bán vàng theo CBGA 3 có hiệu lực từ tháng 9/2009-9/2014.

3. Italy

Mức dự trữ vàng: 2.451,8 tấn
Mức dự trữ vàng: 2.451,8 tấn
Tỷ lệ của vàng trong dự trữ ngoại hối: 67,2%

Italy không bán vàng theo thỏa thuận CBGA 1 và 2, đồng thời cũng không có kế hoạch bán vàng theo CBGA 3. Tuy nhiên, vào năm 2011, các ngân hàng của Italy đã mua vàng từ Ngân hàng Trung ương nước này để cải thiện bảng cân đối kế toán trước các cuộc kiểm tra năng lực tài chính.

2. Đức

Mức dự trữ vàng: 3.387,1 tấn
Tỷ lệ của vàng trong dự trữ ngoại hối: 68,7%


Ngân hàng Trung ương Đức (Bundesbank) hiện có kế hoạch bán khoảng 6-7 tấn vàng mỗi năm cho Bộ Tài chính nước này. Đức đã bán vàng theo các thỏa thuận CBGA 1 và 2 nhằm mục đích đúc tiền xu vàng kỷ niệm. Trong năm đầu tiên của CBGA 3 là năm 2008-2009, Bundesbank bán khoảng 6 tấn vàng. Từ tháng 9/2011 tới nay, Bundesbank bán khoảng 4,7 tấn vàng.

1. Mỹ

Mức dự trữ vàng: 8.133,5 tấn
Mức dự trữ vàng: 8.133,5 tấn
Tỷ lệ của vàng trong dự trữ ngoại hối: 71,7%


Dự trữ vàng của Mỹ đạt kỷ lục vào năm 1952 ở mức 20.663 tấn. Dự trữ vàng của nước này lần đầu giảm dưới ngưỡng 10.000 tấn vào năm 1968.

Phương Anh
Theo Business Insider
 

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước