Những hình ảnh trong chiến dịch "không vận trẻ em" cách đây 40 năm

(Dân trí) - Đã hơn 40 năm trôi qua kể từ khi chính quyền Mỹ đưa gần 2.700 trẻ em Việt Nam rời Sài Gòn trong chiến dịch mang tên “không vận trẻ em”, nhiều em bé năm xưa đã lớn và trở lại Việt Nam tìm hiểu cội nguồn.

Những hình ảnh trong chiến dịch không vận trẻ em cách đây 40 năm

Ngày 3/4/1975, khi cuộc chiến tranh ở Việt Nam đi đến hồi kết, Tổng thống Mỹ Gerald Ford tuyên bố phải đưa tất cả trẻ em Việt mồ côi rời khỏi Sài Gòn bằng máy bay ngay lập tức. Kế hoạch này được gọi là “chiến dịch không vận trẻ em”. Trong ảnh là các em nhỏ được cho vào những chiếc hộp chằng dây cẩn thận đặt trên máy bay. (Ảnh: WT)

Những hình ảnh trong chiến dịch không vận trẻ em cách đây 40 năm

Phía Mỹ tuyên bố phần lớn trẻ mà họ đưa rời khỏi Việt Nam là trẻ mồ côi, có thể đã mất bố, mẹ trong chiến tranh, bị bỏ rơi, hay con của lính Mỹ với phụ nữ Việt trong thời chiến. Trong ảnh là những đứa trẻ đứng chờ để lên máy bay. (Ảnh: WT)

Những hình ảnh trong chiến dịch không vận trẻ em cách đây 40 năm

Các em nhỏ sau đó sẽ được cho đi làm con nuôi trong các gia đình ở Mỹ, Canada, Úc và Pháp. Trong ảnh là một nhân viên người Mỹ đặt các em vào từng chiếc hộp trước khi đem các em lên máy bay rời quê hương. (Ảnh: DIA.mil)

Một tình nguyện viên người Mỹ bế một em bé từ một cô nhi viện ra sân bay rời Việt Nam. 

Một tình nguyện viên người Mỹ bế một em bé từ một cô nhi viện ra sân bay rời Việt Nam. (Ảnh: WT)

Một người phụ nữ bế một bé sơ sinh đứng chờ xe buýt ra sân bay. 

Một phụ nữ bế một em bé đứng chờ xe buýt ra sân bay. (Ảnh: WT)

Một người phụ nữ bế một bé sơ sinh đứng chờ xe buýt ra sân bay. 

Ngày 2/4/1975, chuyến bay đầu tiên chở gần 60 trẻ em trong chiến dịch "không vận trẻ em" cất cánh. Một ngày sau, tổng thống Gerald R. Ford mới chính thức phê chuẩn chiến dịch. Trong ảnh là những đứa trẻ nằm trong hộp, được đặt trên ghế máy bay. (Ảnh: DIA.mil)

 Các em bé được đặt nằm trên các ghế máy bay. (Ảnh: 
 Các em bé được đặt nằm trên các ghế máy bay. (Ảnh: DIA.mil)

Một phụ nữ Mỹ bế một em nhỏ trên chuyến bay rời khỏi Việt Nam. (Ảnh:

Một phụ nữ Mỹ bế một em nhỏ trên chuyến bay rời khỏi Việt Nam. (Ảnh: DIA.mil)

Một phụ nữ Mỹ bế một em nhỏ trên chuyến bay rời khỏi Việt Nam. (Ảnh:
Một chiếc máy bay C5A trong khi thực hiện chiến dịch đã rơi ngay sau khi cất cánh, làm tử vong 78 trẻ em và 50 người lớn ngày 4/4/1975. (Ảnh: Daily Mail)

Một phụ nữ Mỹ bế một em nhỏ trên chuyến bay rời khỏi Việt Nam. (Ảnh:

Sau thảm kịch hàng không ngày 4/4/1075, quân đội Mỹ vẫn tiến hành chiến dịch Babylift từ ngày 5/4 đến 26/4 với hơn 30 chuyến bay. Chuyến bay cuối cùng chở các em bé Việt Nam rời khỏi Sài Gòn là vào ngày 26/4/1975. Trong ảnh là một người đàn ông Mỹ cho em bé uống sữa từ bình. (Ảnh: NBC)

Hình ảnh bên trong một chuyến bay trong chiến dịch không vận trẻ em tháng 4/1975. 
Hình ảnh bên trong một chuyến bay trong chiến dịch "không vận trẻ em" tháng 4/1975. (Ảnh: DIA.mil)

Một em bé trong chiến dịch không vận trẻ em rời Việt Nam. (Ảnh: 

Một em bé trong chiến dịch "không vận trẻ em" rời Việt Nam. (Ảnh: DIA.mil)

Một máy bay chở trẻ em rời Việt Nam hạ cánh tại Mỹ. 

Một máy bay chở trẻ em rời Việt Nam hạ cánh tại Mỹ. (Ảnh: DIA.mil)

Một phụ nữ bế một em bé Việt Nam xuống máy bay đến Mỹ. 

Một phụ nữ bế một em bé Việt Nam xuống máy bay đến Mỹ. (Ảnh: DIA.mil)

Các em bé này sau đó được các gia đình Mỹ nhận nuôi, trong ảnh là một trường hợp như vậy. 

Các em bé này sau đó được các gia đình Mỹ nhận nuôi, trong ảnh là một trường hợp như vậy. (Ảnh: DIA.mil)

Các em bé này sau đó được các gia đình Mỹ nhận nuôi, trong ảnh là một trường hợp như vậy. 

Đệ nhất Phu nhân Mỹ Betty Ford chào đón một trong những em bé Việt Nam tại sân bay San Francisco, Mỹ ngày 5/4 sau khi một máy bay của hãng Pan Am Airlines chở 325 trẻ mồ côi từ Việt Nam vừa hạ cánh. (Ảnh: DIA.mil)

Các em bé này sau đó được các gia đình Mỹ nhận nuôi, trong ảnh là một trường hợp như vậy. 

40 năm sau ngày bị buộc phải rời quê hương, nhiều đứa bé trong chiến dịch không vận năm ấy luôn đau đáu hướng về quê hương. Nhiều em bé năm xưa sau này đã trở lại Việt Nam tìm hiểu nguồn cội. Trong ảnh là cô gái mồ côi Lyly Kara Koenig, khi cô trở lại Việt Nam thăm một trại trẻ. (Ảnh: WT)
 

Nhịp cầu kết nối tìm lại người thân

Theo đề nghị của bạn đọc, báo Dân Trí sẽ làm cầu nối để đăng tải thông tin nhằm giúp những người con Việt Nam trong “chiến dịch không vận trẻ em” năm 1975 tìm lại thân nhân. Độc giả trong và ngoài nước quan tâm, có những thông tin hay câu chuyện về chiến dịch này, hãy chia sẻ với chúng tôi. Thư xin gửi về địa chỉ thegioi@dantri.com.vn. Chân thành cảm ơn! (Thư có thể viết bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh).



Thoa Phạm
Tổng hợp