Người Việt Nam đầu tiên nhận giải thưởng của Quỹ Alexander von Humboldt
Tối 15/3, Phó giáo sư - Tiến sĩ khoa học Nguyễn Thế Hoàng, Phó viện trưởng Viện Chấn thương - Chỉnh hình thuộc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã vinh dự được trao tặng Giải thưởng nghiên cứu khoa học Friedrich Wilhelm Bessel của Quỹ Alexander von Humboldt (CHLB Đức).
Đề tài giúp ông giành giải thưởng mang tên:“Tân tạo tuần hoàn trong vạt vi phẫu chủ động và nuôi cấy tế bào trên khuôn vật liệu sinh học để tạo các tổ chức sống mới có cấu trúc không gian ba chiều được nuôi dưỡng dạng trục mạch“.Đây là đề tài thuộc lĩnh vựcy học tái sinh. Tham dự lễ trao giải có Tùy viên Quốc phòng Trịnh Ngọc Đại và Bí thư thứ nhất Đại sứ quán nước ta tại CHLB Đức Nguyễn Phúc Hiền.
GS-TSKH Helmut Schwarz, Chủ tịch quỹ Alexander von Humboldt trao Bằng chứng nhận giải thưởng cho PGS-TSKH Nguyễn Thế Hoàng.
Chủ tịch quỹ Alexander von Humboldt Helmut Schwarz phát biểu tại lễ trao giải.
Về quỹ Alexander von Humboldt, ông cũng cho biết đây là một tổ chức hàn lâm khoa học được tài trợ bởi chính phủ Đức nhằm hỗ trợ cho việc hợp tác nghiên cứu giữa các nhà khoa học Đức và các nhà khoa học nước ngoài. Quỹ này đã xây dựng được một mạng lưới gồm trên 26.000 nhà khoa học từ 130 quốc gia trên thế giới. Trong số những người đã nhận học bổng Humboldt hoặc được nhận giải thưởng nghiên cứu khoa học của Quỹ Alexander von Humboldt, đã có 49 người sau đó được nhận giải thưởng Nobel.
Tùy viên Quốc phòng Trịnh Ngọc Đại, Bí thư thứ nhất Đại sứ quán nước ta tại CHLB Đức Nguyễn Phúc Hiền và hai đồng nghiệp GS-TSKH R. Staudenmaier, Tiến sĩ A. von Bomhard cùng hai cán bộ của quỹ Alexander von Humboldt và phóng viên TTXVN chúc mừng và chụp ảnh lưu niệm với PGS-TSKH Nguyễn Thế Hoàng.
GS-TSKH Helmut Schwarz, Chủ tịch quỹ Alexander von Humboldt trao Bằng chứng nhận giải thưởng cho PGS-TSKH Nguyễn Thế Hoàng.
Giải thích về nội dung của đề tài nghiên cứu này, PGS-TSKH Nguyễn Thế Hoàng đã nói một cách nôm na như sau: Ví dụ một bệnh nhân nào đó bị mất tai, mất mũi hoặc bị mất một bộ phận nào đó trên cơ thể có hình dáng không gian ba chiều, người ta có thể nuôi cấy và nhân giống các tế bào tương ứng trong ống nghiệm rồi dịch chuyển chúng vào các khuôn vật liệu sinh học thích hợp để tạo ra các cấu trúc sống mới nhân tạo có hình dáng giống như bộ phận đã bị mất với các đặc tính sinh học theo mong muốn. Tiếp đó, người ta đưa cấu trúc này vào cơ thể đồng thời với việc cấy một cuống mạch vào đó. Sau khi quá trình tân tạo tuần hoàn trong vạt phức hợp đã đầy đủ, vạt tổ chức sống mới nhân tạo này có thể được dịch chuyển tự do ứng dụng kỹ thuật vi phẫu để phục hồi lại các cấu trúc đã bị mất hoặc bị tổn thương trước đó.
GS-TSKH Helmut Schwarz, Chủ tịch Quỹ Alexander von Humboldt cho biết, PGS-TSKH Nguyễn Thế Hoàng là người Việt Nam đầu tiên được nhận giải thưởng của Quỹ Alexander von Humboldt. Ông và Hội đồng lựa chọn đã đánh giá rất cao công trình nghiên cứu của PGS-TSKH Nguyễn Thế Hoàng. Ông cũng cho biết giải thưởng này là một trong những giải thưởng khoa học danh giá nhất của Đức dành cho những công trình nghiên cứu khoa học đặc biệt xuất sắc và có tính đột phá khoa học, đã được cộng đồng khoa học quốc tế công nhận.
GS-TSKH Helmut Schwarz, Chủ tịch Quỹ Alexander von Humboldt cho biết, PGS-TSKH Nguyễn Thế Hoàng là người Việt Nam đầu tiên được nhận giải thưởng của Quỹ Alexander von Humboldt. Ông và Hội đồng lựa chọn đã đánh giá rất cao công trình nghiên cứu của PGS-TSKH Nguyễn Thế Hoàng. Ông cũng cho biết giải thưởng này là một trong những giải thưởng khoa học danh giá nhất của Đức dành cho những công trình nghiên cứu khoa học đặc biệt xuất sắc và có tính đột phá khoa học, đã được cộng đồng khoa học quốc tế công nhận.
Chủ tịch quỹ Alexander von Humboldt Helmut Schwarz phát biểu tại lễ trao giải.
Về quỹ Alexander von Humboldt, ông cũng cho biết đây là một tổ chức hàn lâm khoa học được tài trợ bởi chính phủ Đức nhằm hỗ trợ cho việc hợp tác nghiên cứu giữa các nhà khoa học Đức và các nhà khoa học nước ngoài. Quỹ này đã xây dựng được một mạng lưới gồm trên 26.000 nhà khoa học từ 130 quốc gia trên thế giới. Trong số những người đã nhận học bổng Humboldt hoặc được nhận giải thưởng nghiên cứu khoa học của Quỹ Alexander von Humboldt, đã có 49 người sau đó được nhận giải thưởng Nobel.
Tùy viên Quốc phòng Trịnh Ngọc Đại, Bí thư thứ nhất Đại sứ quán nước ta tại CHLB Đức Nguyễn Phúc Hiền và hai đồng nghiệp GS-TSKH R. Staudenmaier, Tiến sĩ A. von Bomhard cùng hai cán bộ của quỹ Alexander von Humboldt và phóng viên TTXVN chúc mừng và chụp ảnh lưu niệm với PGS-TSKH Nguyễn Thế Hoàng.
Với việc được trao Giải thưởng nghiên cứu khoa học Friedrich Wilhelm Bessel, ngoài số tiền thưởng trị giá 45.000 Euro, PGS-TSKH Nguyễn Thế Hoàng còn được mời sang Đức hợp tác trong vòng 1 năm với các đồng nghiệp Đức để tiến hành các đề tài nghiên cứu khoa học theo các ý tưởng khoa học mà PGS-TSKH Nguyễn Thế Hoàng đề xuất.
PGS-TSKH Nguyễn Thế Hoàng cho biết, ông sẽ cố gắng thu xếp thời gian để có thể tiếp tục đi sâu nghiên cứu về đề tài này trong sự hợp tác khoa học cùng với GS-TSKH R. Staudenmaier và Tiến sĩ A. von Bomhard tại Trường ĐHTH Munich.
PGS-TSKH Nguyễn Thế Hoàng tốt nghiệp Bác sĩ quân y năm 1987. Ngay sau khi tốt nghiệp đại học, ông đã viết đơn tình nguyện sang công tác tại mặt trận 979, chiến trường Campuchia trong 2 năm. Năm 1994, ông được nhận học bổng của Cơ quan trao đổi Hàn lâm khoa học Đức (DAAD) để sang làm nghiên cứu sinh tại Bệnh viện Ngoại khoa "Rechts der Isar" (Hữu ngạn sông Isar) thuộc trường ĐHTH Munich. Tại đây, năm 1997, ông đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ y học với kết quả xuất sắc.
Sau khi trở về nước tiếp tục công tác, đến năm 2006, ông được nhận được học bổng Humboldt để tiếp tục tiến hành đề tài nghiên cứu tại CHLB Đức. Sau gần ba năm nghiên cứu và học tập, đến tháng 9/2008, ông đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ khoa học (Dr. med. habil.) cũng với kết quả xuất sắc tại Trường ĐHTH Munich.
Tiến sĩ Nguyễn Thế Hoàng đã được nhận học hàm Phó giáo sư y học Việt Nam vào tháng 9/2006, và vào tháng 10/2008 ông được nhận học hàm Phó giáo sư của Trường ĐHTH Munich. Tháng 2/2012, ông được Nhà nước ta trao tặng danh hiệu "Thầy thuốc ưu tú".
Theo thông tin từ Bệnh viện ngoại khoa “Rechts der Isar“ thuộc Trường ĐHTH Munich, chính PGS-TSKH Nguyễn Thế Hoàng là một trong 5 phẫu thuật viên chính (và cũng là người nước ngoài duy nhất) đã tham gia thực hiện thành công ca mổ ghép 2 cánh tay đồng loại cho bệnh nhân Markus Merk vào năm 2008. Đây là ca mổ ghép 2 cánh tay lấy từ một người chết não lần đầu tiên được thực hiện thành công trên thế giới tại Bệnh viện ngoại khoa “Rechts der Isar“ ở Munich.
Ca mổ ngoạn mục và đầy ý nghĩa nhân văn này đã giúp cho bệnh nhân cải thiện chất lượng cuộc sống, mà đặc biệt nhất là đã giúp cho bệnh nhân có thể thực hiện được các chức năng sinh hoạt và lao động hàng ngày nhờ 2 cánh tay mới được ghép. Với thành tích khoa học nổi bật này, PGS-TSKH Nguyễn Thế Hoàng và nhóm phẫu thuật viên tham gia ca mổ đã được trao tặng Huy chương khoa học Karl Max von Bauerfeind – một phần thưởng cao quý dành cho những cá nhân đã có những cống hiến khoa học đặc biệt xuất sắc.
Ngoài giải thưởng khoa học danh giá nói trên, PGS-TSKH Nguyễn Thế Hoàng còn được trao tặng nhiều giải thưởng khoa học cao quý khác như: Giải thưởng khoa học "Johann Nepomuk von Nussbaum" năm 1999 của Hiệp hội ngoại khoa Đức dành cho nghiên cứu xuất sắc nhất về vi phẫu thuật, Giải thưởng khoa học APKO năm 2009 của Hiệp hội ngoại khoa Tạo hình Đức dành cho bài báo khoa học quốc tế hay nhất trong năm, Bằng khen của Thủ tướng chính phủ, Bằng khen của Liên hiệp các Hội khoa học Việt nam, Bằng lao động sáng tạo của Tổng Liên đoàn lao động Việt nam năm 2010 vì đã có thành tích: đoạt giải nhất giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam (giải thưởng VIFOTEC) góp phần vào sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc...
PGS-TSKH Nguyễn Thế Hoàng cho biết, ông sẽ cố gắng thu xếp thời gian để có thể tiếp tục đi sâu nghiên cứu về đề tài này trong sự hợp tác khoa học cùng với GS-TSKH R. Staudenmaier và Tiến sĩ A. von Bomhard tại Trường ĐHTH Munich.
PGS-TSKH Nguyễn Thế Hoàng tốt nghiệp Bác sĩ quân y năm 1987. Ngay sau khi tốt nghiệp đại học, ông đã viết đơn tình nguyện sang công tác tại mặt trận 979, chiến trường Campuchia trong 2 năm. Năm 1994, ông được nhận học bổng của Cơ quan trao đổi Hàn lâm khoa học Đức (DAAD) để sang làm nghiên cứu sinh tại Bệnh viện Ngoại khoa "Rechts der Isar" (Hữu ngạn sông Isar) thuộc trường ĐHTH Munich. Tại đây, năm 1997, ông đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ y học với kết quả xuất sắc.
Sau khi trở về nước tiếp tục công tác, đến năm 2006, ông được nhận được học bổng Humboldt để tiếp tục tiến hành đề tài nghiên cứu tại CHLB Đức. Sau gần ba năm nghiên cứu và học tập, đến tháng 9/2008, ông đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ khoa học (Dr. med. habil.) cũng với kết quả xuất sắc tại Trường ĐHTH Munich.
Tiến sĩ Nguyễn Thế Hoàng đã được nhận học hàm Phó giáo sư y học Việt Nam vào tháng 9/2006, và vào tháng 10/2008 ông được nhận học hàm Phó giáo sư của Trường ĐHTH Munich. Tháng 2/2012, ông được Nhà nước ta trao tặng danh hiệu "Thầy thuốc ưu tú".
Theo thông tin từ Bệnh viện ngoại khoa “Rechts der Isar“ thuộc Trường ĐHTH Munich, chính PGS-TSKH Nguyễn Thế Hoàng là một trong 5 phẫu thuật viên chính (và cũng là người nước ngoài duy nhất) đã tham gia thực hiện thành công ca mổ ghép 2 cánh tay đồng loại cho bệnh nhân Markus Merk vào năm 2008. Đây là ca mổ ghép 2 cánh tay lấy từ một người chết não lần đầu tiên được thực hiện thành công trên thế giới tại Bệnh viện ngoại khoa “Rechts der Isar“ ở Munich.
Ca mổ ngoạn mục và đầy ý nghĩa nhân văn này đã giúp cho bệnh nhân cải thiện chất lượng cuộc sống, mà đặc biệt nhất là đã giúp cho bệnh nhân có thể thực hiện được các chức năng sinh hoạt và lao động hàng ngày nhờ 2 cánh tay mới được ghép. Với thành tích khoa học nổi bật này, PGS-TSKH Nguyễn Thế Hoàng và nhóm phẫu thuật viên tham gia ca mổ đã được trao tặng Huy chương khoa học Karl Max von Bauerfeind – một phần thưởng cao quý dành cho những cá nhân đã có những cống hiến khoa học đặc biệt xuất sắc.
Ngoài giải thưởng khoa học danh giá nói trên, PGS-TSKH Nguyễn Thế Hoàng còn được trao tặng nhiều giải thưởng khoa học cao quý khác như: Giải thưởng khoa học "Johann Nepomuk von Nussbaum" năm 1999 của Hiệp hội ngoại khoa Đức dành cho nghiên cứu xuất sắc nhất về vi phẫu thuật, Giải thưởng khoa học APKO năm 2009 của Hiệp hội ngoại khoa Tạo hình Đức dành cho bài báo khoa học quốc tế hay nhất trong năm, Bằng khen của Thủ tướng chính phủ, Bằng khen của Liên hiệp các Hội khoa học Việt nam, Bằng lao động sáng tạo của Tổng Liên đoàn lao động Việt nam năm 2010 vì đã có thành tích: đoạt giải nhất giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam (giải thưởng VIFOTEC) góp phần vào sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc...
Theo Văn Long - Thanh Hải
TTXVN