Ngôi nhà Việt Nam giữa Paris
(Dân trí) - Nghe tin tôi sang Paris, Tiến sĩ Nicole Le Boulanger điện hỏi: Anh sang Paris ở đâu? Tôi sợ địa chỉ khó tìm, cẩn thận đọc cho bà nghe: 19 Đường Albert Quận 13..Bỗng bà ồ lên: À, Trung tâm Văn hóa Việt Nam (CCV).
Nhưng “ bần cư trung thị vô nhân vấn”, giữa nơi hội tụ nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc của Thế giới, mà chỉ trong vòng 2 năm CCV-“ Ngôi nhà Việt Nam” đã trở thành điểm đến của nhiều người thật không dễ .
Tôi nhớ, hồi đầu năm, sau hội báo Xuân Canh Dần Hà Nội, Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn sang Paris khai mạc tiếp Hội báo Xuân ngay tai Trung tâm văn hóa VN. Được tận mắt chứng kiến hàng trăm tờ báo xuân từ trung ương đến địa phương trên mọi miền đất nước đua tài khoe sắc giữa Paris, Kỹ sư Đặng Quốc Cường không khỏi ngỡ ngàng : “lần đầu tiên tôi rất ngạc nhiên bởi báo chí Việt Nam thực sự đa dạng và nhiều đến vậy, trong số đó có nhiều báo hay”.
Giáo sư Ngô Mạnh Lân, người đã sống và làm việc tại Pháp từ nhiều năm nay cho rằng: “Hội báo Xuân lần này thực sự đẹp và thành công. Việc tổ chức Hội báo rất tốt. Điều làm tôi vui mừng nhất là ấn phẩm báo chí thuộc các tỉnh, địa phương đều được trình bày và in ấn rất đẹp, các bài viết cũng rất súc tích. Tôi nhận thấy, báo chí Việt Nam đã trưởng thành lên rất nhiều trong 20 năm qua…”.
Hàng loạt cuộc triển lãm, trưng bày liên tiếp mở: Phụ nữ VN muôn mặt đời thường, tranh lụa VN, tranh thêu VN, nhạc cụ dân gian, đồ gốm sứ …Nhưng có lẽ cuộc triển lãm
“Sắc màu Hà Nội" của các họa sĩ nhóm Metropole "Hanoi - Paris - Rio" là triển lãm gây ấn tượng mạnh .
Ông Pat Cam, hoạ sỹ Pháp gốc Việt, thành viên Hội Ateliers d’artistes de Bellevilles, người đã kết nối các hoạ sỹ 3 nước Việt, Pháp, Braxin cho triển lãm này, đã nhận xét: “Trong trái tim tôi, Việt Nam là tất cả”. Sự kiện tổ chức triển lãm về Hà Nội ngàn năm văn hiến, qua các tác phẩm của các hoạ sỹ 3 nước hôm nay là dịp để người dân Pháp, các hoạ sỹ Braxin và bạn bè của họ, bà con Việt kiều hướng về Việt Nam và chào mừng đại lễ Thăng Long-Hà Nội một nghìn tuổi .
Ông Đỗ Đức Long - Phó Giám đốc CCV cho biết: Nhân triển lãm “Sắc màu HN” và Bình chọn Vịnh Hạ Long.
Trường Quốc phòng Liên quân của Pháp (Collège Interarmées de Défense) đã cử các học viên là các sỹ quan quân đội có quốc tịch Pháp và Canada đến Trung tâm tìm hiểu vềvăn hóa , lịch sử và nền quốc Phòng VN. Họ đã dành cả ngày để tìm hiểu về đất nước, con người và truyền thống VN, thông qua các hình ảnh, hiện vật của Trung tâm và hai bộ phim tiêu biểu: «Nét độc đáo trong kiến trúc cổ VN» (phim tài liệu) và «Đừng đốt» (phim truyện). Trong nội dung toạ đàm bàn tròn, Nhà sử học Thu Trang (VK tại Pháp), Ts.Đại tá Nguyễn Quý Sơn (Viện KHKT Quân sự, Bộ Quốc phòng VN- đang công tác tại Pháp) đã giới thiệu những nét khát quát nhất về VN, công cuộc đấu tranh bảo vệ tổ quốc, nền văn hoá giàu bản sác dân tộc. Những sỹ quan quân đội ấy cũng chính là những người đầu tiên mở màn cho chiến dịch bầu chọn Vịnh Hạ Long là kỳ quan thiên nhiên thế giới, đã được phát động tại Pháp.
Vào những ngày này, khi Hà Nội tưng bừng kỷ niệm 1000 năm, thì tại Paris đang tổ chức chương trình văn nghệ có quy mô lớn nhất từ trước tới nay của người Việt với sự tham gia của 30 nghệ sĩ Đoàn nghệ thuật Hà Nội và những ca sĩ tên tuổi Quang Dũng, Mỹ Linh, Tùng Dương.
Cùng với những hoạt động “bề nổi” Trung tâm đang xây dựng những hoạt động có tính lâu dài.
- Mục tiêu nhằm giúp bà con người Việt tại Pháp hiểu biết thêm về đất nước, con người và văn hóa Việt Nam. Trung tâm vừa đưa vào hoạt động một thư viện sách. Số lượng người đọc ngày một tăng, trong đó có cả người Việt và người Pháp. Tại thư viện hiện có nhiều ấn phẩm có giá trị, như: Bộ tổng tập Hà Nội ngàn năm văn hiến được rất nhiều người thích. Ông Phạm Xuân Sinh cho biết, thông qua thư viện sách, Trung tâm Văn hóa Việt Nam còn là nơi dành cho các bạn Pháp đang học tiếng Việt hoặc đã biết tiếng Việt. Đặc biệt, Trung tâm đang muốn tập trung vào các đối tượng là thiếu nhi, trẻ em thế hệ thứ hai, thứ ba của người Việt.
Thực tế 2 năm qua, đang thể hiện dần ý định ấy: Trung tâm dành không gian, tạo điều kiện hỗ trợ để các Hội, đoàn Việt kiều và sinh viên hoạt động. Từ tháng 10 năm 2010, Trung tâm chính thức khai giảng các lớp tiếng Việt trình độ A và B theo bộ giáo trình "Tiếng Việt Vui" do Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn. Đã và đang chiêu sinh lớp đàn tranh, đàn bầu , lớp dân ca ba miền ….
Tôi hỏi ông Sinh : Đến vui chơi,gặp nhau tất phải có “miếng trầu làm đầu câu chuyện”. Có chơi tất phải có ăn, anh có tính tổ chức ẩm thực mà xét cho cùng thì ẩm thực là văn hóa …Văn hóa ẩm thực Việt trong ngôi nhà Việt này…? Ông Sinh hào hứng dẫn tôi trèo khắp 8 tầng lầu phác họa viễn cảnh và tin chắc người giám đốc kế tiếp ông sẽ làm được. Tòa nhà này sẽ có đủ “ đất “ để cải tạo và có chỗ cho một nhà hát, rạp chiếu phim, nhiều lớp học kể cả về Việt võ đạo, có thể dành ra một tầng làm “nhà hàng ăn Việt” giới thiệu hàng Việt chất lượng cao… Đề án đã trình, nhưng hồi âm từ Bộ, từ cấp trên chưa có …
Tiềm năng và yêu cầu thì nhiều, nhưng lấy ai ra làm khi cả trung tâm mới chỉ có 6,7 người!
Ông Sinh cười và chỉ cho tôi những cán bộ, nhân viên “ ngoài biên chế” đã giúp và sẽ giúp trung tâm , Từ anh thợ điên, chị nấu phở, làm nem, đến các chuyên gia thời trang, vũ đạo, nhạc sĩ, đạo diễn, họa sĩ, bác sĩ, kiến trúc sư…là người Việt, người gốc Việt sẵn sàng tình nguyên xây dưng Ngôi nhà Việt này.
Bắt tay bà, tôi ra phố, không ngờ lại gặp một trí thức Pháp nổi tiếng một thời trong sinh viên đang ngồi đợi bà ở cuối phố Albert,.. đó là ông Thu Trang. Hôm nay, ông làm nhiêm vụ "tài xế" đưa vợ đến làm việc với trung tâm. Tôi hiểu với những người như vậy, với những tấm lòng như vậy… chắc chắn ước nguyện của ông Sinh về một ngôi nhà Việt ở Paris sẽ là điểm đến của nhiều người.
Nguyễn Lương Phán