Nòng nọc khổng lồ độc nhất vô nhị tại Mỹ
(Dân trí) - Mặc dù được phát hiện vào năm 2019 nhưng mới đây nhà nghiên cứu sinh học Earyn McGee mới thông tin về việc cô phát hiện một con nòng nọc của ếch trâu Mỹ được đặt tên là "Goliath".
Con nòng nọc khổng lồ này có kích thước to như một lon nước ngọt. Đáng tiếc là con nòng nọc này đã chết với kích thước quá khổ so với đồng loại. Tuy nhiên để phục vụ nghiên cứu, các nhà khoa học thuộc Trạm nghiên cứu Tây Nam ở Arizona đã bảo tồn con nòng nọc và đang nghiên cứu nó để hiểu rõ hơn về kích thước, hình thái bất thường.
Ếch trâu Mỹ là một loài ếch trong họ Ranidae. Đây là loài ếch lớn nhất ở Bắc Mỹ có nguồn gốc từ Đông Bắc Mỹ. Những con ếch khổng lồ có thể nặng tới 0,6 kg đến 2 kg và dài tới 20 cm. Tuy nhiên, thực tế thì nòng nọc của loài ếch này lớn như Goliath thực sự siêu hiếm.
Trước đó, các nhà sinh học đã phát hiện ra Goliath khi nó bơi trong một ao nông ở phía đông nam Arizona. Sau đó con nòng nọc khổng lồ đã họ đã được đưa tới Trạm nghiên cứu Tây Nam (SWRS), một trạm thực địa do Phòng Khoa học tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Mỹ tại New York quản lý.
Khi một tình nguyện viên thăm dò một cái ao cạn nước, cô tình cờ thấy một con nòng nọc quá khổ. Sinh vật lưỡng cư này quá lớn đến nỗi ban đầu tình nguyện viên nghĩ rằng đó là một con cá, nhà nghiên cứu sinh học Earyn McGee, nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Arizona cho biết.
McGee giải thích rằng Goliath chắc chắn lớn hơn nhiều so với con nòng nọc ếch trâu Mỹ trung bình. Kích thước khác thường của nó có thể là do mất cân bằng nội tiết tố.
Trong khi đó, các nhà nghiên cứu tại SWRS cho rằng sự mất cân bằng này sẽ ngăn con Goliath tội nghiệp biến thành một con ếch.
"Hạn chế của kích thước của Goliath là hệ thống hô hấp và tuần hoàn của nó có thể không tiếp tục hỗ trợ kích thước cơ thể khi tiếp tục phát triển. Mặt khác, một con nòng nọc thực sự lớn sẽ có thể lấy được nhiều thức ăn hơn những con nòng nọc nhỏ hơn”, McGee giải thích.
Ếch trâu Mỹ có nguồn gốc từ các bang miền trung và miền đông, nhưng lần đầu được biết đến ở phía tây nam vào những năm 1900 vì sự phổ biến rộng rãi của chân ếch được sử dụng làm thức ăn và hiện có thể tìm thấy ở tất cả 48 tiểu bang khác sinh vật này.
Trang Phạm
Theo MSN