DMagazine

Bịch bánh mì ám ảnh với bốn người con mất mẹ vì Covid-19

(Dân trí) - Nhìn lên nóc tủ nơi có những ổ bánh mì đã cứng đờ, khô khốc mà bà Dung xin về để nướng lại cho 5 cha con ăn sáng vẫn còn trên nóc tủ suốt nhiều ngày qua, nước mắt bốn chị em Tuyền Định lại lăn dài.

BỊCH BÁNH MÌ ÁM ẢNH VỚI BỐN NGƯỜI CON MẤT MẸ VÌ COVID-19

(Dân trí) - Nhìn lên nóc tủ nơi có những ổ bánh mì đã cứng đờ, khô khốc mà bà Dung xin về để nướng lại cho 5 cha con ăn sáng vẫn còn trên nóc tủ suốt nhiều ngày qua, nước mắt bốn chị em Tuyền Định lại lăn dài. 

Chúng tôi đến nơi ở của gia đình ông Võ Văn Đức (62 tuổi) ở phường Tân Phú, TP Thủ Đức (TPHCM) một sáng giữa tháng 9. Căn nhà trọ không khó tìm vì nằm sát khu du lịch Suối Tiên, nhưng buồn bã đến não nùng.

Bốn anh chị em ngồi trước nhà cùng người cha già, phía sau họ là bàn thờ nghi ngút khói hương.

Lúc nhận tin, mẹ chỉ còn là hũ cốt

Một tuần trước, 5 cha con ông Đức đã cúng xong thất tuần bà Dung. Nhưng với người đàn ông tội nghiệp, cảnh cuống cuồng tìm chỗ in di ảnh cho vợ giữa thời điểm toàn TPHCM giãn cách xã hội - như vừa xảy ra tức thì.

Trong phút giây đau đớn nào đó bị nỗi nhớ thương lấn át, ông vẫn chưa tin Covid-19 đã cướp đi sinh mạng người đầu gối tay ấp của mình.

Thấy cha mỏi mệt, cô bé Võ Quyên Tuyền Định (15 tuổi) lặng lẽ đến bên bàn thờ thắp nhang, thay nước cho mẹ. Chắp tay xá một lần, em đứng nhìn mẹ hồi lâu.

Bịch bánh mì ám ảnh với bốn người con mất mẹ vì Covid-19 - 1

Tuyền Định đứng bên ban thờ mẹ (Ảnh: Nguyễn Quang).

Một ngày giữa tháng 7, mẹ Tuyền Định là bà Lý Thị Thùy Dung bỗng nhiên lên cơn nhức đầu và ho sốt. Lo sợ, cha em báo với địa phương để được hỗ trợ test nhanh Covid-19. Kết quả, cả nhà 6 người đều dương tính.

Tuyền Định và mẹ được chuyển qua bệnh viện (BV) dã chiến đóng tại ký túc xá ĐHQG TPHCM, trong khi 4 cha con ông Đức phải vào BV dã chiến số 6. Bệnh tình bà Dung liên tục trở nặng... 

Ở BV dã chiến từ ngày 13/7, đến ngày 27/7, Tuyền Định đủ tiêu chuẩn xuất viện. Một mình trở về nhà, lại cạn tiền, những ngày đau thương ấy em chỉ biết ăn mì gói qua ngày. Ba ngày sau, cha và các anh chị em khác lần lượt được về nhà, họ lập tức liên lạc với BV để tìm cách hỏi thăm tin tức bà Dung.

"Mấy cha con em muốn vào BV, nghe nói là đã đỡ bệnh rồi nhưng chưa được ra viện. Sau đó bên y tế liên lạc lại, báo là mẹ em mất 2 ngày rồi, báo cả nhà lên nhà thiêu Thủ Đức. Lúc người ta báo tin, mẹ chỉ còn là hũ cốt" - Tuyền Định bật khóc.

Bịch bánh mì ám ảnh với bốn người con mất mẹ vì Covid-19 - 2

Bịch bánh mì bà Dung xin về để nướng lại cho 5 cha con ăn sáng vẫn còn trên nóc tủ suốt nhiều ngày qua (Ảnh: Biên Thùy).

"Chắc đó là số phận của mình"

Vậy là từ thời điểm đó, Tuyền Định biết vai mình sẽ oằn thêm gánh nặng, khi phải làm thay công việc của mẹ vun vén cho gia đình. Cha và anh lớn đều bệnh không thể làm việc nhiều, trong khi 2 em út còn nhỏ. 

Để có tiền trang trải, từ năm lớp 3, Tuyền Định đã bắt đầu ra chợ bán hàng phụ mẹ. Năm lớp 7, khi từng bước trở thành "trụ cột gia đình", một người bạn gia đình sang nhà nói với cha mẹ em, rằng "cho nó nghỉ học đi làm đi, theo người ta kiếm tiền, một tháng được hai chục triệu". Nhưng thấy núm ruột của mình học giỏi, vợ chồng ông Đức quyết tâm bằng mọi giá cũng không để các con bỏ học, mà phải dùng con chữ mà thoát nghèo.

"Cha nói với em, bây giờ đi làm không quan trọng. Học mới quan trọng. Cha chỉ cần con học giỏi thôi. Nên dù có bận kiếm tiền cỡ nào, trước giờ cứ đi học về là em tranh thủ tắm rửa rồi học bài lập tức, sau đó mới đi làm" - Tuyền Định chia sẻ.

Cuộc sống túng thiếu nhưng bình lặng, yêu thương nhau của họ diễn ra chưa được bao lâu thì nỗi buồn ập đến. Khoảng năm 2017, cơn tai biến khiến ông Đức liệt một bên tay và thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa nặng.

Bịch bánh mì ám ảnh với bốn người con mất mẹ vì Covid-19 - 3

Tuyền Định phải giảm giờ làm thêm để có thời gian phụ chăm sóc cha (Ảnh: Nguyễn Quang).

Tuyền Định phải giảm giờ làm thêm để có thời gian phụ chăm sóc cha. Lúc này, cô bé Như Định nhỏ hơn chị một tuổi cũng bất đầu tập tễnh lao vào cuộc mưu sinh.

Không còn sức khỏe như trước, chú Đức tìm một chỗ trọ gần mặt đường để có nơi bán nước giải khát. Trong khi đó, Tuyền Định theo cô Dung phụ bán quán cơm. Mẹ con cứ bán được đồng nào thì vừa lo ăn ở, vừa ngốn vào tiền thuốc của cha, của anh hết - nên thường lâm vào túng thiếu.

"Có những tháng nợ tiền trọ liên tục... Có lúc mệt mỏi quá, em từng suy nghĩ hay thôi bỏ học. Nhưng chỉ thoáng qua rồi tự trách mình sao lại yếu đuối dễ gục ngã như vậy. Em tự nói với bản thân rằng không bao giờ được nghĩ như vậy nữa, không cho phép mình được dừng lại. Em nghĩ, chắc đó là số phận của mình" - cô học sinh lớp 10 lại kể, mắt vẫn rớm lệ.

Bịch bánh mì ám ảnh với bốn người con mất mẹ vì Covid-19 - 4

Trước khi mẹ mất, mỗi ngày Tuyền Định tranh thủ học bài xong sớm để phụ bán cơm cho mẹ, kiếm thêm tiền lo cho gia đình (Ảnh: Nguyễn Quang).

Hối hận vì chưa biết ước mơ của mẹ

Tuyền Định kể thời gian đầu khi mẹ mất, em suy sụp, hụt hẫng. Nhưng mọi người nói nếu cứ khóc như vậy, cha sẽ càng ngày càng suy kiệt sức khỏe. Anh trai lớn lại yếu, 2 em quá nhỏ, chỉ có em khỏe, em phải ráng vực dậy để đi làm lo cho cha và 2 em. Bởi vậy mà những lúc yếu lòng, em lấy những kỷ niệm về mẹ để làm động lực sống tiếp.

"Em rất thích đùa giỡn với mẹ, vì mẹ không bao giờ la rầy hết. Mẹ là người rất tuyệt vời, một người có thể chịu đựng, nhường nhịn người khác mọi thứ. Đối với em, mẹ là tất cả, mẹ là số một" - cô con gái bình thường vô cùng mạnh mẽ, lại không kìm được xúc động.

Điều Tuyền kể, em hối hận khi chưa kịp ôm, hôn mẹ một lần, hỏi ước mơ của mẹ là gì. Vì trước giờ mẹ toàn làm lụng cực khổ, sống hết cho gia đình, chưa làm điều gì cho bản thân.

Nhưng giờ thì không còn cơ hội nữa rồi…

Bịch bánh mì ám ảnh với bốn người con mất mẹ vì Covid-19 - 5
Bịch bánh mì ám ảnh với bốn người con mất mẹ vì Covid-19 - 6
Bịch bánh mì ám ảnh với bốn người con mất mẹ vì Covid-19 - 7

Trời chuyển mưa, Tuyền Định tranh thủ đem mớ đồ phơi từ sáng vào. Liếc sang bên cạnh, cô bé chợt khựng lại trước đống ve chai vương vãi.

"Mớ lon nước ngọt, vỏ chai này là hồi còn sống mẹ nhặt được chưa kịp bán. Cứ đi làm về, mẹ lại đi lòng vòng đường để mót. Nhiều khi 3-4 tháng mới bán được bốn, năm chục ngàn đồng. Có lần em ngại quá, kêu mẹ ở nhà đừng đi nữa. Mẹ nói lượm để kiếm tiền lo cho tụi con chứ có phải cho mẹ đâu" - Tuyền Định nhớ kỷ niệm của những ngày chưa giông bão.

Bà Dung mất hơn 49 ngày, đến nay dù cố gắng bình tâm nhưng cuộc sống của 5 người ở lại vẫn còn ngổn ngang lắm. Năm học mới bắt đầu, Tuyền Định thú thật, rằng mình vẫn chưa nghe trường nói về việc đóng tiền. Mà nếu có kêu đóng cũng quá sức với mấy cha con.

Bịch bánh mì ám ảnh với bốn người con mất mẹ vì Covid-19 - 8

Thành Đoàn TPHCM vừa tặng chị em Tuyền Định chiếc máy tính bảng để 4 chị em sử dụng học online (Ảnh: Nguyễn Quang).

Vừa được Thành đoàn TPHCM tặng một chiếc máy tính bảng, Tuyền Định, Tấn Định lật đật tìm cách sắp xếp thời gian cho phù hợp để mấy chị em ai cũng sử dụng học online được.

Còn cô em Như Định thì tranh thủ xuống bếp hâm lại đồ ăn. Bên cạnh, cây hương cắm trước đó trên bàn thờ cô Dung đã tàn. 

Hỏi cha con chú Đức, ngày cô Dung còn sống, món ăn nào mà người vợ, người mẹ hay nấu cho 5 cha con ăn nhất? Người cha già yếu khựng lại một lát, rồi chỉ tay lên nóc chiếc tủ đã tróc sơn cạnh cầu thang lên gác - nơi có chiếc bọc lớn gói hơn chục ổ bánh mì.

Tuyền Định kể, đó là đồ mẹ xin từ trước tại mấy lò bánh mì gần nhà. Cứ hễ người ta bán không hết là ra nhận, xin. Ổ bánh mì ấy tưởng khô khốc, cứng ngắt nhưng khi được chế biến qua bàn tay của người mẹ là bữa sáng, bữa trưa nuôi sống cả nhà nhiều năm qua.

Giờ lấy ai nướng, ai hấp cho 4 anh em Tuyền Định ăn. Mà cũng không ai nỡ ăn, vì những ổ bánh đó giống như kỷ vật còn sót lại từ mẹ - thứ kỷ vật quen thuộc đến ám ảnh.

"Em hay nằm mơ thấy mẹ lắm. Cứ "báo mộng" nhắc mấy cha con đừng quên làm cái này, cái kia. Em nằm mơ thấy cả gia đình cùng quây quần ngồi ăn cơm rất hạnh phúc. Trước đó lúc còn liên lạc được, người ta nói mẹ em khỏe lại rồi. Nhưng không hiểu sao mẹ lại mất nữa…" - nước mắt nữ sinh lại lăn dài.

Chia sẻ về ước mơ, Tuyền Định nói sẽ ráng phấn đấu sau này được làm luật sư, để giúp đỡ cho những ai lâm vào hoàn cảnh yếu thế, chịu nhiều bất hạnh như gia đình mình. Còn bây giờ, cô nữ sinh lớp 10 chỉ mong ước cha lúc nào cũng sống khỏe, để làm động lực tinh thần cho các con.

"Không cần lúc nào cha cũng kiếm ra tiền. 4 anh em chỉ còn lại mình cha thôi" - Tuyền Định tâm sự.

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1. Mã số 4229: Ông Võ Văn Đức

Địa chỉ: 160B xa lộ Hà Nội, phường Tân Phú, TP Thủ Đức, TP.HCM 

Điện thoại: 0776968131

2. Quỹ Khuyến học Việt Nam

Phòng 401, 402, tòa nhà 25, phố Tạ Quang Bửu, phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội Tel: 0243 9448503

Tài khoản tại Ngân hàng Vietcombank

Số TK: 1020856912 Tại: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Thành

3. Báo điện tử Dân trí

Số 2, Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội Tel: 024. 3. 7366.491/ Fax: 024. 3. 7366.490 Email: nhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:

Tên TK: Báo Điện tử Dân trí

Số TK: 1017378606

Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:

Account Name: Bao Dien tu Dan tri

Account Number: 1017780241

Swift Code: BFTV VNVX 045

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:

Tên TK: Báo Điện tử Dân trí

Số TK: 126000081304

Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản VND tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)

Tên Tài khoản: Báo Điện tử Dân trí

Số Tài khoản: 26110002631994

Tại: Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam- Chi nhánh Tràng An

Địa chỉ: Số 11 phố Cửa Bắc, Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.

ĐT: 0436869656.

* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Điện tử Dân trí

Số TK: 0231195149383 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

* Tài khoản VND tại Ngân hàng Agribank:

- Tên tài khoản: Báo Điện tử Dân trí 

- Số tài khoản VND: 1400206035022 - Tại Ngân hàng: Agribank CN Láng Hạ.

* Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB)

- Tên tài khoản: Báo Điện tử Dân trí

- Số tài khoản VND: 1017589681 - Chi nhánh Hà Nội.

* Tại Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)

- Tên tài khoản: Báo điện tử Dân trí

- Số tài khoản VND: 333556688888

- Chi nhánh Đông Đô - Phòng GD Thanh Xuân

4: Văn phòng đại diện của báo:

- VP Đà Nẵng: Số 1 Lê Duẩn, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng. Tel: 0236. 3653 725

- VP TPHCM: Số 51 - 53 Võ Văn Tần, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TPHCM. Tel: 028. 3517 6331 (trong giờ hành chính) hoặc số hotline 0974567567

- VP Cần Thơ: Số 2, Đại lộ Hòa Bình, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0292.3.733.269

Bịch bánh mì ám ảnh với bốn người con mất mẹ vì Covid-19 - 9

Bí thư TPHCM: Không thiếu tấm lòng hỗ trợ 1.500 trẻ mồ côi do dịch Covid-19

Bên lề buổi làm việc với các chuyên gia, nhà khoa học sáng 17/9, ông Nguyễn Văn Nên, Bí thư Thành ủy TPHCM, đã chia sẻ với báo chí về cách thức, phương hướng hỗ trợ đối với hơn 1.500 học sinh phổ thông rơi vào cảnh mồ côi do dịch Covid-19 trên địa bàn.

"Chúng ta cần tính toán chu toàn. Sau mỗi cuộc chiến, bão lũ, dịch bệnh, hậu quả bao giờ cũng có đối với người dân. Trách nhiệm của chính quyền là phải chăm lo", Bí thư Thành ủy TPHCM chia sẻ.

Về các phần việc cụ thể, người đứng đầu Đảng bộ TPHCM cho biết, Thành ủy đã bàn với UBND TPHCM, Hội Phụ nữ thành phố để phối hợp, tính toán. Việc chăm lo không chỉ cho giai đoạn trước mắt mà còn giúp các em học sinh có chỗ dựa, phát triển lâu dài, không phải chịu thiệt thòi.

Ông Nguyễn Văn Nên lấy ví dụ một số trường hợp các em mồ côi cả cha lẫn mẹ trong đại dịch, gia đình, người thân chưa ai kịp về để lo các công việc tiếp theo. Chính quyền phải lo lắng, tính toán những kế hoạch chi tiết về việc quản lý, giữ gìn tài sản trước mắt cho các em nhỏ.

"Chắc chắn thành phố sẽ tính toán, sắp xếp ổn định mới phân công nhau cho chu toàn. Xã hội luôn sẵn lòng, cũng đã có các tập đoàn hỗ trợ xây dựng trường học. Tấm lòng là không thiếu, điều cần là những sự tính toán cho lâu dài", ông Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh.