Sinh viên tốt nghiệp ĐH Bách khoa Hà Nội có dễ xin việc?

(Dân trí) - Những điểm chính trong tuyển sinh đại học năm 2015 của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội là gì? Sinh viên tốt nghiệp ĐH Bách khoa Hà Nội có dễ xin việc? Sinh viên học xong đại học thì được nhận bằng Cử nhân hay bằng Kỹ sư? Học mấy năm được tốt nghiệp?

Ngành Kinh tế của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội khác với các ngành kinh tế của những trường kinh tế khác như thế nào?...
 
Trường ĐH Bách khoa Hà Nội vừa tổ chức Tư vấn trực tuyến về tuyển sinh đại học 2015. Hàng trăm câu hỏi của thí sinh đã được cán bộ phòng đào tạo, các khoa, viện… của trường giải đáp rõ ràng, cụ thể. Dân trí xin trích lược những câu hỏi mà thí sinh quan tâm nhất.

Sinh viên Trường ĐH Bách khoa Hà Nội
Sinh viên Trường ĐH Bách khoa Hà Nội.

Những điểm chính trong tuyển sinh đại học năm 2015 của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội là gì?

Phương thức tuyển sinh năm 2015 của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội: Xét tuyển dựa trên kết quả Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) quốc gia năm 2015 tại các cụm thi trên cả nước do các trường đại học chủ trì và kết hợp hình thức sơ loại dựa trên kết quả học tập cấp THPT.

Điều kiện sơ loại: Thí sinh đăng ký xét tuyển phải có tổng điểm trung bình 6 học kỳ THPT của 3 môn xét tuyển đạt từ 20,0 trở lên.Trường sẽ kiểm tra điều kiện này dựa trên học bạ THPT (bản gốc) của thí sinh trúng tuyển khi đến trường làm thủ tục nhập học.

Điều kiện sơ loại không áp dụng cho thí sinh thuộc diện tuyển thẳng và thí sinh thi liên thông từ hệ cao đẳng chính quy của Trường lên đại học.

Tổ hợp 3 môn xét tuyển: Ngoài tổ hợp ba môn thi theo các khối thi truyền thống của Trường là Toán-Lý-Hóa, Toán-Lý-Anh, Toán-Văn-Anh, Trường bổ sung thêm các tổ hợp ba môn khác là Toán-Hóa-Anh, Toán-Hóa-Sinh phù hợp theo từng nhóm ngành xét tuyển.

Môn Toán là môn thi chính (nhân hệ số 2) khi xét tuyển vào phần lớn các nhóm ngành kỹ thuật – công nghệ. Môn Anh là môn thi chính (nhân hệ số 2) khi xét tuyển vào nhóm ngành Tiếng Anh (TA1, TA2).

Điểm chuẩn theo nhóm ngành:Trường xây dựng điểm chuẩn và xét tuyển theo nhóm ngành. Mỗi nhóm ngành (gồm một hoặc vài ngành đào tạo) có một ký hiệu nhóm (cũng là mã xét tuyển), có một hoặc một vài tổ hợp các môn xét tuyển và có điểm chuẩn trúng tuyển theo từng tổ hợp môn xét tuyển.

Sinh viên trúng tuyển vào một nhóm ngành sẽ được phân ngành sau năm thứ nhất.

Đăng ký xét tuyển:Thí sinh được đăng ký nhiềunguyện vọng nhóm ngànhxếp theo thứ tự ưu tiên trong Phiếu đăng ký xét tuyển (Phiếu ĐKXT). Sau khi nộp phiếu ĐKXT, mỗi thí sinh sẽ được cấp một tài khoản trên trang tuyển sinh của Trường để có thể tự điều chỉnh nguyện vọng nhóm ngành và theo dõi kết quả quá trình xét tuyển.

Chỉ tiêu tuyển sinh: Trường dự kiến chỉ tiêu tuyển sinh đại học chính quy năm 2015 (khóa K60) là 6.000, trong đó 400 sinh viên thuộc các chương trình đào tạo quốc tế.

Thông tin chi tiết về các nhóm ngành, ký hiệu nhóm ngành (cũng là mã xét tuyển) và chỉ tiêu dự kiến cho từng nhóm ngành có trong mục “Phương án tuyển sinh đại học hệ chính quy năm 2015”.

Làm thế nào để đăng ký tuyển sinh vào Trường Đại học Bách khoa Hà Nội?

Theo phương thức tuyển sinh đại học năm 2015 của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, thí sinh muốn đăng ký xét tuyển vào đại học chính quy của Trường cần thực hiện các bước theo trình tự sau:

1/ Tham dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2015 tại các cụm thi do các trường đại học chủ trì.

Ngoài các môn thi bắt buộc, thí sinh đăng ký dự thi thêm các môn phù hợp với ‘tổ hợp môn xét tuyển’ theo quy định của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

2/ Đăng ký xét tuyển vào Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

Sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT 2015, thí sinh đủ điều kiện sơ loại (có tổng điểm trung bình của các môn học thuộc 03 môn xét tuyển, tính cho 06 học kỳ THPT, từ 20,0 trở lên) nộp hồ sơ ĐKXT về Trường ĐH Bách khoa Hà Nội.

Thí sinh tự do muốn thi vào Đại học Bách khoa Hà Nội thì phải làm những gì?

Trước tiên, em phải đăng ký tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2015 tại các cụm thi do các trường đại học chủ trì, với một số môn thi tương ứng với ‘tổ hợp môn xét tuyển’ vào nhóm ngành nào đó của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, vì căn cứ xét tuyển vào Trường là kết quả các môn của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2015.

Ví dụ, nếu em muốn đăng ký xét tuyển vào nhóm ngành KT12 (gồm các ngành: Kỹ thuật cơ khí, Kỹ thuật hàng không, Kỹ thuật tàu thủy) với tổ hợp môn xét tuyển là Toán-Lý-Hóa hoặc Toán-Lý-Anh, thì em phải đăng ký dự thi các môn Toán, Lý, Hóa hoặc Toán, Lý, Anh của Kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2015.

Hồ sơ đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2015 của thí sinh tự do nộp tại địa điểm do Sở GD&ĐT các tỉnh quy định.

Sau khi có kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2015 và nếu đạt điều kiện sơ loại, em nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển tại Trường ĐHBK Hà Nội theo quy định của Trường (sẽ có thông báo sau).

Em muốn thi liên thông lên đại học trường mình năm nay. Vậy em phải làm như thế nào?

Thí sinh đăng ký xét tuyển vào ĐH Bách khoa Hà Nội diện liên thông từ cao đẳng chính quy của Trường (không nhận thí sinh tốt nghiệp cao đẳng các trường khác) lên đại học cần phải thực hiện các bước:

- Tham dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2015 với các môn thi tương ứng với các môn xét tuyển vào các nhóm ngành của Trường ĐHBK Hà Nội.

Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi Kỳ thi tốt nghiệp THPT tại địa điểm do Sở GD&ĐT các tỉnh quy định cho thí sinh tự do.

- Nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển vào Trường ĐH Bách khoa Hà Nội sau khi nhận được kết quả thi của kỳ thi tốt nghiệp THPT. Trường sẽ thông báo quy định cụ thể về việc nhân hồ sơ ĐKXT sau.

Trường sẽ phân ngành như thế nào?

Sau năm học thứ nhất, Trường sẽ phân ngành học (trong cùng nhóm ngành) dựa trên nguyện vọng và kết quả học tập của sinh viên trong hai học kỳ đầu. Sinh viên sẽ có thêm thời gian tìm hiểu thông tin ngành nghề, đồng thời có cơ hội bình đẳng để phấn đấu học tập và lựa chọn ngành phù hợp nhất với nguyện vọng và khả năng của bản thân. Riêng các nhóm KT14, KT41, KT42, KT51, KT52, KQ1-KQ3, trường sẽ xếp ngành hoàn toàn theo nguyện vọng của sinh viên.

Trong quá trình học em có được chuyển nhóm ngành hoặc chuyển ngành học không?

Thí sinh trúng tuyển vào nhóm ngành nào sẽ không được chuyển sang nhóm ngành học khác, trừ trường hợp nhóm ngành trúng tuyển có điểm chuẩn cao hơn và nhóm ngành kia còn chỉ tiêu thì trong quá trình học năm thứ nhất nhà trường có thể xem xét.

Tương tự như vậy, sau năm thứ nhất khi sinh viên đã được phân ngành sẽ không được chuyển sang ngành học khác, trừ trường hợp ngành được xếp vào học có điểm chuẩn cao hơn và ngành xin sang học vẫn còn chỉ tiêu thì trong quá trình học năm thứ hai nhà trường có thể xem xét.

Nhà trường tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên theo học chương trình song ngành hoặc chương trình song bằng, như vậy sinh viên vẫn có thể học ngành thứ hai theo nguyện vọng mà không phải chuyển ngành.

Sinh viên học xong đại học thì được nhận bằng Cử nhân hay bằng Kỹ sư? Lấy bằng kỹ sư có phải điều kiện gì không?

Đối với ngành Hóa học, nhóm ngành kinh tế-quản lý, sư phạm kỹ thuật và ngôn ngữ Anh, bằng tốt nghiệp đại học là bằng Cử nhân.

Đối với các ngành kỹ thuật, cuối năm thứ 3 hoặc đầu năm thứ 4 sinh viên có thể tự do lựa chọn theo học chương trình nhận bằng Cử nhân kỹ thuật hoặc chương trình nhận bằng Kỹ sư.

Đối với chương trình Cử nhân công nghệ, sinh viên học xong sẽ nhận bằng Cử nhân công nghệ.Người tốt nghiệp cử nhân công nghệ cần thời gian học tiếp tối thiểu 1,5 năm để được cấp bằng kỹ sư cùng ngành, bao gồm thời gian học chương trình chuyển đổi để đạt tương đương với chương trình cử nhân kỹ thuật vàthời gian1 nămcho chương trìnhchuyển tiếp cử nhân kỹ thuật-kỹ sư.

Em biết trường ĐH Bách khoa Hà Nội đào tạo theo tín chỉ, vậy thời gian ngắn nhất để em có thể tốt nghiệp ra trường được là bao nhiêu?

Theo quy chế, sinh viên có thể học vượt để rút ngắn thời gian học 3 học kỳ, như vậy về lý thuyết nếu em theo chương trình cử nhân thì sau 2,5 năm có thể tốt nghiệp và nếu theo chương trình kỹ sư thì sau 3,5 năm có thể tốt nghiệp. Tuy nhiên thực tế chương trình đào tạo của trường đã được thiết kế rất khoa học và hợp lý, nên nếu em giỏi và tranh thủ học thêm vào những học kỳ hè thì nhanh nhất cũng chỉ có thể tốt nghiệp sớm 1 năm so với thời gian theo kế hoạch.

Sinh viên tốt nghiệp ĐH Bách khoa Hà Nội có dễ xin việc không?

Đại học Bách khoa Hà Nội là một trong những trường có tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm ngay vào loại cao. Các em tham khảo Kết quả điều tra sinh viên tốt nghiệp ĐHBKHN sau 2 tháng ra trường trong vài năm gần đây:10% học tiếp, 68% có việc chính thức, 22% chưa tìm được việc chính thức; Với số đã đi làm: 62% làm đúng chuyển ngành, 30% làm đúng hoặc gần ngành rộng, 8% làm trái ngành.

Sinh viên những ngành nào của ĐH Bách khoa Hà Nội ra trường có cơ hội việc làm lớn nhất, có mức thu nhập cao nhất?

Sinh viên tốt nghiệp ĐHBK Hà Nội không bao giờ sợ ít cơ hội việc làm. Cơ hội việc làm không phụ thuộc nhiều vào tính ‘hot’ của ngành học, thậm chí một số ngành được cho là ít ‘hot’ nhất, ít thí sinh vào học thì cơ hội việc làm lại lớn nhất, sinh viên khi còn đang học ở năm thứ ba, thứ tư thì các tập đoàn, các doanh nghiệp đã tới cấp học bổng để thu hút tuyển dụng ngay khi ra trường. Nhiều doanh nghiệp ngành dệt-may hay ngành thép hiện nay không thể tuyển được sinh viên tốt nghiệp hệ chính quy của Trường ĐHBK Hà Nội. Mức thu nhập cũng ít phụ thuộc vào ngành học, mà phụ thuộc chính vào năng lực của sinh viên tốt nghiệp.

Ngành Ngôn ngữ Anh của ĐH Bách khoa Hà Nội khác gì so với các trường khác?

Chương trình đào tạo ngành Ngôn ngữ Anh của các trường đều có những nội dung cốt lõi như nhau, riêng của Trường ĐHBK Hà Nội có bổ sung kiến thức ngôn ngữ Anh trong lĩnh vực khoa học, kỹ thuật và công nghệ, giúp cử nhân tốt nghiệp có năng lực tiếp cận nhanh hơn với công việc ở môi trường quốc tế tại các tập đoàn, tổng công ty, công ty hoạt động sản xuất và kinh doanh các sản phẩm khoa học, kỹ thuật và công nghệ.

Ngành Kinh tế của trường Đại học Bách khoa Hà Nội khác và giống như thế nào so với các ngành kinh tế của những trường kinh tế khác như Ngoại thương, kinh tế quốc dân, thương mại ...?

Nhìn chung, chương trình đào ngành Kinh tế và Quản lý của Trường Đại học Bách khoa Hà Nôi không khác biệt nhiều so với chương trình đào tạo ngành Kinh tế của các trường Ngoại thương, Kinh tế quốc dân, Thương mại vì các chương trình này đều phải dựa vào Khung chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tuy nhiên, do nằm trong một Trường kỹ thuật hàng đầu nên khối Kinh tế của Bách Khoa có đặc thù làtính lượng hóa khá cao và gắn chặt chẽ với môi trường doanh nghiệp.

Trong nhóm ngành Kinh tế và Quản lý của Trường ĐHBK Hà Nội, ngành Kinh tế công nghiệp và Quản lý công nghiệp có tính đặc thù cao, các em tốt nghiệp ngành này có thể dễ dàng tìm kiếm việc làm trong môi trường các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực Dầu khí, Điện, Than, Logicstics,...đây là đặc thù mà chỉ ngành Kinh tế các trường kỹ thuật mới có.

Chúc em có sự lựa chọn phù hợp và sẽ trở thành sinh viên ngành Kinh tế và Quản lý của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội trong tương lai.

Ban Tư vấn tuyển sinh

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm