QTKD-Quản trị truyền thông tích hợp tại ĐH Đông Á: Bảo đảm việc làm cho SV ra trường
Chương trình đào tạo Quản trị truyền thông tích hợp tại ĐH Đông Á đang sở hữu những yếu tố làm nên sự khác biệt khi tích hợp 3 module nghề nghiệp: (1). Truyền thông-Quan hệ công chúng; (2). Báo chí- truyền hình; (3). Marketing-Quảng cáo.
Nhu cầu nguồn nhân lực quản trị truyền thông bùng nổ
Theo số liệu nghiên cứu của “We Are Social Media” 2016, Việt Nam đứng thứ 24 toàn cầu về số lượng người dân tiếp cận internet. Dự tính tới năm 2018, 70% dân số Việt Nam sẽ sử dụng điện thoại thông minh. Với tốc độ phát triển, tính tương tác ngày càng cao, nhu cầu nguồn nhân lực chuyên nghiệp cho ngành Truyền thông chưa bao giờ cấp thiết như lúc này.
Chương trình đào tạo mang tính ưu việt
Qua khảo sát, tính đến thời điểm này, cả nước có một số địa chỉ đào tạo chuyên ngành báo chí, báo chí-truyền thông, truyền thông-tiếp thị (marketing) hoặc quan hệ công chúng.
Chương trình đào tạo Quản trị truyền thông tích hợp tại ĐH Đông Á đang sở hữu những yếu tố làm nên sự khác biệt khi tích hợp 3 module nghề nghiệp: (1). Truyền thông-Quan hệ công chúng; (2). Báo chí- truyền hình; (3). Marketing-Quảng cáo. Chương trình bắt kịp các xu hướng truyền thông trên thế giới, với các nội dung nghề nghiệp tích hợp là xu hướng mới mà doanh nghiệp nào cũng cần trong thời kỳ giao thương sale-marketing.
Yếu tố quan trọng nhất của chương trình là thực hành nghề nghiệp và năng lực ngoại ngữ. SV phải thi thố đạt năng lực tiếng Anh từ 5.0 IELTS trở lên từ cuối năm thứ hai để bước vào năm 3, 4 học nhiều học phần chuyên sâu song ngữ theo chương trình được tích hợp từ chương trình truyền thông của Anh, do TS. Phạm Hải Chung, tốt nghiệp ngành truyền thông tại Anh quốc, cố vấn chuyên môn của chương trình trực tiếp giảng dạy. Đặc biệt, SV thực hành kỹ năng báo chí từ các nhà báo nổi tiếng hướng dẫn chuyên sâu đến khi làm được; thực hành kỹ năng truyền hình tại đài truyền hình DRT Đà Nẵng cho đến khi thông thạo; kỹ năng nghề nghiệp Truyền thông & Quan hệ công chúng được chuyên gia tên tuổi Nguyễn Phạm Khánh Vân, hiện là Giám đốc truyền thông tập đoàn Bitexco phụ trách.
Ban giảng huấn là những nhà báo gạo cội, những chuyên gia truyền thông-marketing tên tuổi trong cả nước như nhà báo Huỳnh Sơn Phước, nguyên Phó Tổng biên tập báo Tuổi trẻ; nhà báo Ngọc Trân, tu nghiệp tại ĐH Báo chí Lille (Pháp); nhà báo Nguyễn Đức Liên, Trưởng VPĐD báo điện tử Vietnamnet tại TP.HCM; nhà báo Dương Quang, Tổng thư ký tòa soạn báo Người lao động; nhà báo Nguyễn Đức Hiển, Tổng Thư ký tòa soạn báo Pháp luật TP.HCM; nhà báo Đỗ Hùng, Trưởng ban Đa phương tiện báo Thanh niên điện tử; nhà báo Nguyễn Đình Xê, nguyên Thư ký tòa soạn báo Người lao động; nhà báo-luật sư Huỳnh Bách, nguyên Trưởng ban điện tử báo Thanh niên, nhà báo-luật sư Nguyễn Văn Đức; cùng với các nhà báo tên tuổi tại Đà Nẵng, Huế sẽ là những chuyên gia đóng góp vào phần lý thuyết và thực hành cho SV miền Trung và SV cả nước như là sự đóng góp vào giai đoạn đất nước, xã hội bước vào thời kỳ cách mạng 4.0.
Theo chương trình, cứ 3 học viên sẽ được 1 nhà báo (hoặc chuyên gia) theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ. Từ 1 bản tin, 1 bài viết, 1 bức ảnh là tác phẩm của báo chí của người học sẽ được phân tích, đánh giá, góp ý cụ thể. Điều hay và cái chưa được đều đem ra thảo luận chung để cuối cùng, người học biết thế mạnh, điều chưa trọn vẹn của mình để tự hoàn thiện từ việc nhỏ nhất. Người làm truyền thông phải biết từ cách ứng xử, giao tiếp như thế nào với khách mời phỏng vấn; biết đứng, ngồi ở đâu, đi lại như thế nào khi tác nghiệp trong một hội nghị; kể cả việc viết hay trả lời một email, soạn câu hỏi phỏng vấn và gửi đi. Hiệu quả cuối cùng là nhận lại sự hồi đáp tích cực, chứ không phải thất bại ngay từ khâu đặt vấn đề”... đến việc xử lý sự cố truyền thông, quảng bá hình ảnh cho doanh nghiệp, tổ chức, cho cả một thành phố (PR city), làm sao để hình ảnh tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp và lớn hơn là cả một địa phương không trở nên “xung khắc” với nhìn nhận của công chúng, hay trở thành đối tượng mà truyền thông nhắm đến với mục tiêu chỉ trích, phê phán. Chương trình Quản trị truyền thông tích hợp của ĐH Đông Á thiết kế module riêng cho vấn đề này một cách thấu đáo.
100% cơ hội thực hành nghề nghiệp và làm việc cho SV
Vì thế, ngay tại buổi giới thiệu chương trình đầu tiên vào ngày 17/6/2017, đã có nhiều đơn vị như: Hiệp hội Lữ hành Đà Nẵng, Cty Du lịch Vietravel CN Đà Nẵng, Khách sạn One Opera, Cty CP MiSa-CN Đà Nẵng, Cty CP Quản lý và khai thác toà nhà VNPT Đà Nẵng (PMC), Cty CP Bất động sản Gami Land đăng ký tuyển dụng SV đầu ra nếu tốt nghiệp theo hướng này.
Đặc biệt, Đài PT-TH Đà Nẵng là đơn vị hợp tác toàn diện về đào tạo thực hành kỹ năng truyền hình cho SV Quản trị truyền thông tích hợp ĐH Đông Á. Đồng thời, tất cả mọi người đánh giá rất cao và kỳ vọng sẽ đóng góp cho xã hội qua chương trình này.
Hạnh Chi
Năm 2017, Trường ĐH Đông Á tuyển sinh 16 ngành, 39 chuyên ngành đào tạo bậc ĐH, theo 2 phương thức:
1. XT theo học bạ THPT: Điểm TBC lớp 12 >= 6.0
2. XT theo kết quả thi THPT QG: Điểm xét tuyển (M1+M2+M3+điểm ưu tiên) >= Điểm sàn do Bộ GD&ĐT quy định
3. Riêng các ngành đào tạo theo hướng chất lượng cao, được nhà trường bảo đảm việc làm khi ra trường như: QTKD-QT truyền thông tích hợp, ngành CNKT ô tô, CNKT điều khiển tự động hóa, QTKD-QTDL khách sạn-nhà hàng; QTKD-QT du lịch lữ hành; (Ưu tiên thí sinh có các tố chất phù hợp với nghề nghiệp, TS có điểm đầu vào lớp 12>=7 điểm và mong muốn đạt chuẩn đầu ra theo quy định của nhà trường).
ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN TRỰC TUYẾN TẠI ĐÂY