Năm 2012 là một năm khó khăn của nền kinh tế Việt Nam. Các ngành sản xuất, kinh doanh gặp khó khăn, hàng loạt doanh nghiệp vừa và nhỏ giải thể hoặc dừng hoạt động.
Theo số liệu báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chỉ trong quý I năm 2013, cả nước có tới 15.823 doanh nghiệp ngừng hoạt động hoặc phá sản, tăng hơn 26% so với cùng kỳ năm ngoái. Đi liền với tình trạng đó là số lượng người thất nghiệp không ngừng tăng lên. Tính đến thời điểm 1/1/2013, cả nước có hơn 1,3 triệu người thiếu việc làm và 857.000 người thất nghiệp trong tổng lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên. So với thời điểm 1/1/2012 thì số người thiếu việc làm tăng khoảng 69.300 người và số người thất nghiệp tăng 4.300 người.
Tìm được công việc với mức thu nhập khả quan là bài toán khó với rất nhiều người.
Hiện tại, các sinh viên tốt nghiệp những ngành từng được coi là “đắt giá” cách đây 3-5 năm như Tài chính, Ngân hàng, Kế toán, Kiểm toán… vẫn đang chật vật chưa có việc làm hoặc phải làm trái ngành đào tạo với mức thu nhập thấp. Theo khảo sát của Viện Nhân lực ngành Ngân hàng Tài chính, năm 2013 này sẽ có khoảng 32.000 sinh viên chuyên ngành tài chính, ngân hàng ra trường, nhưng sẽ có khoảng 1/3 số này thất nghiệp hoặc làm trái ngành nghề.
Trong bối cảnh ảm đạm của nền kinh tế, CNTT trở điểm sáng và là ngành nghề được ưa chuộng trong thập kỷ này. Đặc biệt, mảng lập trình di động hứa hẹn mang đến nhiều cơ hội việc làm cho các bạn trẻ.
Trong bối cảnh u ám của nền kinh tế, có một ngành nghề vẫn giữ được mức phát triển ổn định. Đó là ngành CNTT. Được coi là “hạ tầng của mọi hạ tầng”, CNTT là một trong những đề án phát triển của Chính phủ trong thời gian từ nay đến 2020.
Theo tính toán của riêng UBND TP Hà Nội, để có thể thực hiện các mục tiêu trong Dự thảo quy hoạch phát triển CNTT đến năm 2020 và định hướng 2030, chỉ tính riêng Hà Nội đã cần tới 700.000 nhân lực CNTT.
Như vậy, có thể thấy, nhu cầu về nhân lực CNTT chất lượng cao tại bất cứ thời điểm nào cũng vô cùng lớn. Đơn cử như tại Công ty Phần mềm FPT (FPT Software), hiện nay công ty có hơn 4.000 người đang làm việc và từ nay đến năm 2015, công ty cần tuyển dụng thêm khoảng 9.000 người. Đặc biệt theo ông Hoàng Nam Tiến, Chủ tịch FPT Software: “Năm 2013, hướng tới mốc doanh thu trên 100 triệu USD, dự kiến FPT Software sẽ tuyển thêm 2.000 - 2.500 nhân viên cho các vị trí kỹ sư phần mềm, quản trị dự án, kỹ sư cầu nối, biên dịch và phiên dịch tiếng Nhật. Cũng trong năm 2013, FPT Software dự kiến có gần 2.000 lượt nhân viên được cử đi công tác tại Mỹ, Nhật, Singapore, châu Âu”.
Bắt đầu từ 2013, Aptech Việt Nam sẽ đưa lập trình di động vào giáo trình học của sinh viên. Trong ảnh: Hội nghị Aptech Meeting 2013 họp bàn chiến lược.
Như vậy, CNTT hứa hẹn sẽ tiếp tục là một trong những ngành hot trong thời gian tới. Cơ hội việc làm cho các sinh viên tốt nghiệp CNTT là rất lớn nếu các bạn có thể nắm bắt được cơ hội ấy cho chính mình.
Với mong muốn xây dựng một đội ngũ nhân lực nòng cốt cho nền CNTT hiện đại, Tập đoàn Aptech toàn cầu đem đến Quỹ học bổng Vươn cao cùng Aptech. Quỹ học bổng này hứa hẹn đem lại cơ hội lớn cho tất cả sinh viên Việt Nam biết nắm bắt cơ hội và sẵn sàng đón đầu xu hướng nghề nghiệp của tương lai.
Với tổng giá trị lên tới 1 tỷ 500 triệu đồng, toàn bộ sinh viên tại các trường đại học và cao đẳng trên khắp Việt Nam có cơ hội đạt được học bổng ở mức 40 triệu, 20 triệu, 12 triệu, 6 triệu cho một khóa học lập trình viên quốc tế tại Aptech Việt Nam.
Điều kiện nhận học bổng: Sinh viên phải trải qua 1 kỳ thi Toán logic và tiếng Anh (điểm tối đa 40 điểm). Mỗi thí sinh chỉ được tham gia 1 lần trong suốt thời gian diễn ra chương trình học bổng.
Thời gian chương trình: Tháng 4 và 5/2013.
Thông tin chi tiết vui lòng truy cập: http://aptechvietnam.edu.vn/ace/vuoncao/index.html
Trải qua 14 năm phát triển, hệ thống Aptech Việt Nam đã cung cấp cho ngành CNTT hơn 75.000 nhân lực và liên tiếp đạt danh hiệu hệ thống đào tạo tốt tại Việt Nam. Hiện tại, Aptech Việt Nam là đơn vị đứng đầu của Tập đoàn Aptech toàn cầu với 56% thị phần toàn cầu, tiếp sau là các hệ thống Aptech của Nigeria, Brazil, Nga, Pakistan… |