"Lợi ích của du học Anh thời khủng hoảng chính là... tiết kiệm kinh tế"
(Dân trí) - Trả lời độc giả trong buổi trực tuyến ngày hôm nay, ông Carl Owen - Giám đốc khu vực văn phòng Tư vấn Du học ISC-UKEAS tại Việt Nam đã cho biết như vậy.<br><a href='http://giaoluu.dantri.com.vn/Public/65/dang-ky-phong-van.html'><b> >> Theo dõi toàn bộ buổi trực tuyến tại đây</b></a>
PTBT báo Dân trí Phạm Tuấn Anh (giữa) tặng hoa tới các khách mời tham gia giao lưu trực tuyến sáng nay
Tại buổi trực tuyến hôm nay, với câu hỏi: Lợi ích của du học anh thời khủng hoảng là gì?, ông Carl Owen - Giám đốc khu vực văn phòng Tư vấn Du học ISC-UKEAS tại Việt Nam chia sẻ: "Khi kinh tế khủng hoảng, điều quan trọng là bạn phải giảm thiểu chi phí để đạt được hiệu quả tối đa. Sinh viên có thể hoàn thành chương trình đại học tại Anh trong vòng 3 năm và chương trình cao học trong 1 năm, rút ngắn 1 năm so với các quốc gia nói tiếng Anh khác. Như vậy, tính trung bình, bạn sẽ tiết kiệm được khoảng 20 ngàn bảng Anh/năm. Tại Anh, bạn có thể tìm được cơ hội thực tập trong chương trình học của mình, năm đi thực tập này thông thường bạn sẽ được trả mức lương 18-19 ngàn bảng. Học phí các trường đại học thu từ năm thực tập này rất thấp, chỉ khoảng từ 1-2 ngàn bảng. Tính về chi phí bỏ ra để có được bằng cấp chất lượng của Anh so với các quốc gia khác thì thấp hơn".
Ông Carl Owen - Giám đốc khu vực văn phòng Tư vấn Du học ISC-UKEAS tại Việt Nam trong buổi giao lưu trực tuyến cùng độc giả Dân trí sáng 12/10
Tham dự giao lưu “Du học Anh quốc thời khủng hoảng” có ông Dan Entwistle - Giám đốc điều phối đến từ trường ĐH Essex, ông Ryan Miles - đại điện đến từ trường ĐH Bournemouth, ông Carl Owen - Giám đốc khu vực văn phòng Tư vấn Du học ISC-UKEAS tại Việt Nam và bạn Nguyễn Hạnh Liên - cựu du học sinh cao học trường ĐH Strathclyde (Scotland).
Cuộc giao lưu nhằm mục đích làm rõ hơn việc lựa chọn du học tại vương quốc Anh - nơi mà bất cứ ai cũng có thể tìm cho mình một con đường với chuyên ngành đa dạng, chi phí dễ chịu. Buổi tư vấn do văn phòng Tư vấn Du học ISC-UKEAS kết hợp cùng với báo Dân trí tổ chức.
Độc giả theo dõi buổi giao lưu bằng tiếng Việt tại đây hoặc bằng tiếng Anh tại đây
* * *
Việc sở hữu một tấm bằng Anh quốc thực sự đã không còn quá xa vời với du học sinh. Tuy nhiên đi học vào thời điểm nào, chuyên ngành nào và trường nào thì mỗi học sinh là khác nhau. Mỗi bạn có một sự lựa chọn phù hợp. Để cung cấp thông tin chính xác và đầy đủ, đại diện của hai trường tham gia giao lưu sẽ có giải đáp rõ ràng cũng như những chia sẻ của du học sinh đã từng học tại Anh giúp độc giả có cái nhìn thực tế hơn.
Essex là trường Đại học thuộc nhóm Plateglass (tên gọi được hình thành bởi kiến trúc hiện đại, sử dụng nhiều vật liệu kính), thành lập sau năm 1960, nằm ở Đông Nam nước Anh với quy mô sinh viên khoảng 12.000 (tỷ lệ sinh viên quốc tế 23%), ĐH Essex được đứng trong Top 10 trường Đại học có chất lượng nghiên cứu tốt nhất tại Anh(theo đánh giá năm 2008), Top 50 trường Đại học dưới 50 tuổi tốt nhất của Thế giới (THES 2012), Kết quả chất lượng giảng dạy xếp hạng 08 ở Anh (the Sunday Times Good University Guide 2009), tỷ lệ sinh viên hài long Top 10 tại Anh (National Student Survey 2011).
Ông Dan Entwistle (ảnh), Giám đốc điều hành phòng quan hệ sinh viên quốc tế vốn là cựu sinh viên của trường Đại học Essex. Dan tốt nghiệp năm 2001 và sau đó học Cao học về quản trị Kinh doanh tại trường Đại học London. Ngoài ra Dan cũng dành một phần thời gian theo học tại trường ĐH California tại Mỹ.
Dan làm việc tại trường ĐH Essex năm 2006 và hiện tại chuyển đến văn phòng Bangkok - Thái Lan nơi Đan có thể hỗ trợ tốt hơn các trường đại học đối tác của ĐH Essex và quản lý hệ thống các văn phòng tư vấn tuyển sinh khu vực Đông Nam Á. Trước đây, Dan từng giữ vị trí marketing trong khu vực tư nhân và đã từng là một chuyên gia đào tạo trong lĩnh vực bán hàng và Marketing.
Trường ĐH Bournemouth được biết đến trong các trường Đại học hiện đại thành lập sau này, với khoảng 17.500 sinh viên (10% sinh viên quốc tế). Trường rất nổi tiếng với chuyên ngành Management (xếp thứ nhất tại miền Bắc nước Anh và toàn UK - Financial Times 2010).
Ông Ryan Miles (ảnh), phụ trách phòng sinh viên quốc tế, chịu trách nhiệm thị trường Đông Nam Á từ năm 2010. Ryan đảm nhận công việc marketing, tuyển sinh và hợp tác.
Trước khi làm việc cho trường ĐH Bournemouth, Ryan có kinh nghiệm trong một vài vị trí công việc như Giám đốc phát triển kinh doanh ở một nhà máy sản xuất thức ăn rất lớn tại Anh. Ryan tốt nghiệp khóa Thạc sỹ chuyên ngành Marketing quốc tế tại Bournemouth, bằng giỏi. Ryan nhận được giải thưởng danh giá Hamworthy cho những đóng góp với sinh viên quốc tế.
Tham gia buổi giao lưu trực tuyến còn có Giám đốc khu vực Văn phòng Tư vấn Du học ISC-UKEAS ông Carl Owen(ảnh). Ông Carl đảm nhận vị trí này tại Việt Nam đã được 4 năm.
Ông Carl Owen từng học quản lý về Xây dựng nhưng sau này ông lại học thêm bằng thứ hai tại Úc và Anh về chuyên ngành giảng dạy Tiếng Anh, đặc biệt là tiếng Anh học thuật, tiếng Anh luyện thi IELTS.
Ông sống tại khu vực châu Á từ năm 1991, từng làm việc tại Nhật Bản, Úc - trường Đại học Queensland - và Đài Loan, nơi ông đã sinh sống trong14 năm và rất thông thạo tiếng Trung Quốc phổ thông. Carl làm việc cho tập đoàn UKEAS tại Đài Loan từ năm 2005 -2008 và sau đó là ISC-UKEAS tại Việt Nam với vị trí giám đốc tuyển sinh khu vực. Với vai trò là giám đốc phụ trách tuyển sinh khu vực tại ISC-UKEAS, Carl mong muốn được thử sức mình trong việc cung cấp dịch vụ hoàn thiện, khách quan, phù hợp với nhu cầu và khuynh hướng của mỗi sinh viên. Ông Carl nói: “Việc lựa chọn đầu tư một khoản tiền lớn để học tập tại nước ngoài là một quyết định quan trọng và chúng tôi cung cấp cho sinh viên những thông tin chính xác, giúp bạn lựa chọn các tổ chức giáo dục và các khóa học để có thể tìm được con đường học tập phù hợp nhất, có thể mang tới cho bạn những cơ hội nghề nghiệp triển vọng ở Việt Nam cũng như ở nước ngoài”.
Carl là một vận động viên bơi lội thường xuyên. Ngoài ra ông còn thích đọc sách, xem phim, đi du lịch, tìm hiểu về các nền văn hóa khác và nấu ăn. Ông có thể nói thành thạo tiếng Trung Quốc phổ thông và đang nỗ lực học tiếng Việt. Bên cạnh đó, ông cũng rất thích nghe nhạc, chơi guitar bas, guitar gỗ và đàn mandolin. Ông đã từng biểu diễn trong một vài ban nhạc trên khắp Đài Loan, chơi nhạc jazz, blues, nhạc dân gian, rock, celtic, “Americana” và đã thu âm CD với một vài ban nhạc.
Bạn Nguyễn Hạnh Liên (ảnh) tốt nghiệp ĐH Ngoại thương (chuyên ngành tài chính quốc tế) năm 2011. Khi còn là sinh viên, Liên đã đi làm part-time tại một số công ty. Chính vì vậy kỹ năng và tư duy về công việc cũng một phần giúp Liên thành công hơn trong khóa học của mình tại Anh. Chọn Scotland (trường ĐH Strathclyde) để theo học chuyên ngành Kinh doanh quốc tế. Liên vừa trở về Việt Nam sau một năm xa nhà. Những chia sẻ còn nguyên hương vị Anh quốc sẽ một phần nào giúp các bạn sinh viên cũng như học sinh hiểu hơn về vùng đất và con người Scotland cũng như cuộc sống và học tập của sinh viên quốc tế tại đây.
Độc giả có thể theo dõi buổi giao lưu bằng tiếng Việt tại đâyhoặc bằng tiếng Anh tại đây
Cùng với cuộc giao lưu trực tuyến “Du học Anh quốc thời khủng hoảng”, Văn phòng Tư vấn Du học ISC-UKEAS cũng tổ chức triển lãm giáo dục Anh quốc nhằm cung cấp cho các bậc phụ huynh và học sinh thông tin cụ thể về chương trình học, chỉ tiêu tuyển sinh, yêu cầu đầu vào, học bổng… Các phụ huynh và học sinh có thể tham dự triển lãm vào 9h00 - 12h30 sáng thứ 7 (ngày 13/10/2012) tại khách sạn Melia - Hà Nội và 9h00 - 12h30 sáng Chủ nhật (ngày 14/10/2012) tại khách sạn Rex - TPHCM.