Du học và cách thức tồn tại trong thị trường lao động

Rất nhiều du học sinh quay trở về Việt Nam và bắt đầu hành trình nộp hồ sơ xin việc. Tỷ lệ thành công hiện nay tỷ lệ nghịch với những gì mà gia đình và bản thân các bạn đặt ra trước khi đi học. Lý do vì sao?

Có rất nhiều lý do được đưa ra nhưng tựu trung vẫn là những lý do cơ bản sau:

- Công việc không phù hợp với năng lực bản thân, thu nhập thấp so với số tiền ban đầu sinh viên bỏ ra.

- Sinh viên thực sự không có đủ kiến thức, kinh nghiệm cũng như bản lĩnh nghề nghiệp sau thời gian thử việc.

- Ngành nghề sinh viên theo đuổi trước đây hiện không còn “hot”.

Du học và cách thức tồn tại trong thị trường lao động
 
Công ty nước ngoài và liên doanh hiện không còn là môi trường màu hồng như vài ba năm trước. Đối mặt với khủng hoảng về kinh tế, mô hình doanh nghiệp thu nhỏ, bộ máy nhân sự tinh giảm, các cá nhân để tồn tại buộc phải đa năng hơn (đảm nhận nhiều công việc, vị trí cùng lúc), đồng thời phải thể hiện tính sáng tạo và khác biệt trong công việc. Do vậy du học sinh đang từ môi trường học tập nước Anh buộc phải ứng dụng vào thực tế Việt Nam và doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam. Sự chuyển đổi gặp không ít khó khăn và khiến nhiều bạn trẻ đang tự hỏi liệu giải pháp du học có phải là tối ưu và cần thiết hiện nay?

Khá nhiều bạn có thành tích học tập xuất sắc tại Anh, thậm chí tại những trường nổi tiếng như ĐH Cambridge cũng phải mất thời gian khoảng 1 năm để tìm hiểu công việc cũng như nhu cầu tuyển dụng của các công ty tại Việt Nam. Từ những tìm hiểu này sinh viên mới gửi đơn xin việc, trải qua các vòng phỏng vấn cũng như các bài test IQ và chính thức nhận công việc khi thời gian quay trở về Việt Nam được tính bằng năm. Điều này chỉ ra không thể một sớm một chiều mà bạn có thể tìm được công việc ưng ý tại nước nhà sau khi du học. Thời gian cũng như sự kiên trì trong việc phân tích tính chất công việc phù hợp với bản thân, môi trường thăng tiến và thử thách tốt mới là yếu tố giúp sinh viên thành công bước đầu trong việc khẳng định ưu thế của tấm bằng tại Anh. Có khá nhiều công ty nước ngoài hiện nay hoạt động tại Việt Nam đang tìm cách đưa nhân sự bậc cao hoặc trung từ nước ngoài đến hoặc từ bản thân nước họ (ví dụ các công ty Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore..) do vậy việc sinh viên phải cạnh tranh với nguồn nhân sự nước ngoài, thể hiện bản thân là điều không dễ dàng. Theo những đánh giá của các chuyên gia kinh tế nước ngoài về thị trường lao động Châu Á khi khối các nước Đông Nam Á thực hiện tự do hóa thương mại trong thời gian tới rất cạnh tranh, nếu không nói là gay gắt. Sinh viên nếu chỉ được đào tạo trong nước, tiếng Anh không tốt thì việc có được một chỗ làm binh thường cũng không đơn giản. Bản thân thị trường lao động các nước Đông Nam Á đã hình thành thang lương dựa trên loại bằng (cao học, đại học hay thấp hơn cao đẳng, đào tạo trong nước hay nước ngoài). Do vậy sinh viên buộc phải theo đuổi các chương trình cấp bằng cao hơn (cao học) thay vì việc chỉ học xong chương trình Đại học và xu hướng du học được rất nhiều bạn trẻ lựa chọn.

Các nhà tuyển dụng hiện nay vẫn băn khoăn về việc nhận sinh viên mới tốt nghiệp dù họ có bằng cấp tốt. Lý do cơ bản là kỹ năng làm việc và kiến thức chuyên môn của sinh viên thường là con số không. Xuất phát từ điểm này các trường tại Anh xây dựng các chương trình có kèm thực tập từ 05-12 tháng. Các chương trình thực tập này đặt sinh viên vào công việc, rèn luyện cho họ kỹ năng và tư duy về chuyên môn mà các nhà tuyển dụng mong chờ. Tại bất cứ trường Đại học nào của Anh cũng có phòng Tư vấn Nghề nghiệp. Sinh viên có thể biết được xu hướng việc làm “hot” trong tương lai để kịp thời điều chỉnh pathway của mình, có thể tìm kiếm lời khuyên chuẩn bị kỹ năng phỏng vấn, chuẩn bị CV.. Ngoài ra sinh viên cũng có thể tiếp cận thông tin về các nhà tuyển dụng, các công việc bán thời gian. Việc tận dụng tư vấn từ trung tâm này thực sự thiết thực đối với sinh viên.

Du học sinh cho rằng việc có được bằng cấp tốt chỉ là sự khởi đầu cho một con đường, con đường đó dài hay ngắn, bằng phẳng hay gập ghềnh còn phụ thuộc vào bản thân bạn. Bạn đã chuẩn bị gì cho mình trong con đường đi này?

Nguồn:
Văn phòng Tư vấn Du học ISC-UKEAS: www.isc-ukeas.com
Du học và cách thức tồn tại trong thị trường lao động

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm