Hình ảnh xúc động về thầy cô giáo vùng cao xứ Nghệ

(Dân trí) - Giữa thiếu thốn đủ bề, các giáo viên vùng cao ở Nghệ An vẫn miệt mài gieo chữ, hoàn thành công việc chuyên môn. Ngoài là nhà giáo, họ còn là cha, là mẹ, bằng yêu thương và trách nhiệm, chăm chút, lo lắng cho học trò như chính con của mình.


Thầy Lô Văn Thanh - điểm trường Huồi Máy, Trường tiểu học Cắm Muộn 2 (xã Cắm Muộn, huyện Quế Phong, Nghệ An) vá quần áo cho trò. Đường kim mũi chỉ có thể chưa đều, chưa đẹp nhưng hình ảnh này đã gây xúc động mạnh về tình thầy nơi núi cao.

Thầy Lô Văn Thanh - điểm trường Huồi Máy, Trường tiểu học Cắm Muộn 2 (xã Cắm Muộn, huyện Quế Phong, Nghệ An) vá quần áo cho trò. Đường kim mũi chỉ có thể chưa đều, chưa đẹp nhưng hình ảnh này đã gây xúc động mạnh về tình thầy nơi núi cao.


Điểm trường Huồi Máy là điểm trường khó khăn nhất của Trường Tiểu học Cắm Muộn 2. Ở đây chưa có đường giao thông, chưa có điện lưới, chưa có sóng điện thoại... Học sinh ở đây là người Khơ - mú, đời sống còn cực kỳ khó khăn. Khi cái ăn còn chưa đủ, phụ huynh cũng không có nhiều thời gian để quan tâm đến con. Ngoài việc chăm lo sự học, các thầy giáo cắm bản Huồi Máy còn là cha, là mẹ, chăm lo cho học sinh từ quần áo, đầu tóc.

Điểm trường Huồi Máy là điểm trường khó khăn nhất của Trường Tiểu học Cắm Muộn 2. Ở đây chưa có đường giao thông, chưa có điện lưới, chưa có sóng điện thoại... Học sinh ở đây là người Khơ - mú, đời sống còn cực kỳ khó khăn. Khi cái ăn còn chưa đủ, phụ huynh cũng không có nhiều thời gian để quan tâm đến con. Ngoài việc chăm lo sự học, các thầy giáo cắm bản Huồi Máy còn là cha, là mẹ, chăm lo cho học sinh từ quần áo, đầu tóc.

Ban giám hiệu và các đồng nghiệp vượt đường rừng vào hỗ trợ giáo viên điểm trường Huồi Máy chuẩn bị cho năm học mới. Hàng năm, để giảm bớt khó khăn cho giáo viên và học sinh điểm trường này, nhà trường đều có những chương trình vận động sự đóng góp hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân. Do giao thông cách trở, các thầy cô giáo thay mặt các đoàn hảo tâm vận chuyển quần áo, sách vở, nhu yếu phẩm vào cho thầy trò điểm trường Huồi Máy
Ban giám hiệu và các đồng nghiệp vượt đường rừng vào hỗ trợ giáo viên điểm trường Huồi Máy chuẩn bị cho năm học mới. Hàng năm, để giảm bớt khó khăn cho giáo viên và học sinh điểm trường này, nhà trường đều có những chương trình vận động sự đóng góp hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân. Do giao thông cách trở, các thầy cô giáo thay mặt các đoàn hảo tâm vận chuyển quần áo, sách vở, nhu yếu phẩm vào cho thầy trò điểm trường Huồi Máy

Nhiều trường học vùng cao Nghệ An chưa có điện lưới khiến việc chuẩn bị bài giảng cho giáo viên gặp không ít khó khăn. Trong ảnh: Cô giáo Trường Tiểu học Lượng Minh (Tương Dương, Nghệ An) dùng đèn pin để soạn giáo án. Dù khó khăn, thiếu thốn nhưng họ không kêu ca mà tự mình khắc phục, bám trường, bám trò gieo chữ.

Nhiều trường học vùng cao Nghệ An chưa có điện lưới khiến việc chuẩn bị bài giảng cho giáo viên gặp không ít khó khăn. Trong ảnh: Cô giáo Trường Tiểu học Lượng Minh (Tương Dương, Nghệ An) dùng đèn pin để soạn giáo án. Dù khó khăn, thiếu thốn nhưng họ không kêu ca mà tự mình khắc phục, bám trường, bám trò gieo chữ.


Bản Minh Thành (xã Lượng Minh, Tương Dương) chưa có điện lưới. Nhiều phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến sự học của con hoặc không thể hướng dẫn cho con học thêm ở nhà. Bởi vậy, sau thời gian chính khóa, vào buổi tối, các giáo viên vận động học sinh đến lớp, thắp nến hướng dẫn thêm cho các em. Họ tự bỏ tiền túi mua nến, chế đèn dầu lấy ánh sáng cho học sinh học hoặc vận động thêm sự hỗ trợ từ gia đình các em. (Ảnh: Vi Mơ)

Bản Minh Thành (xã Lượng Minh, Tương Dương) chưa có điện lưới. Nhiều phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến sự học của con hoặc không thể hướng dẫn cho con học thêm ở nhà. Bởi vậy, sau thời gian chính khóa, vào buổi tối, các giáo viên vận động học sinh đến lớp, thắp nến hướng dẫn thêm cho các em. Họ tự bỏ tiền túi mua nến, "chế" đèn dầu lấy ánh sáng cho học sinh học hoặc vận động thêm sự hỗ trợ từ gia đình các em. (Ảnh: Vi Mơ)

Thầy giáo điểm trường lẻ Nậm Tột, Trường Tiểu học Tri Lễ 4 (xã biên giới Tri Lễ, Quế Phong, Nghệ An) chải đầu cho học sinh. Điểm bản lẻ này có 47 học sinh là con em đồng bào Mông sinh sống sát biên giới Việt - Lào
Thầy giáo điểm trường lẻ Nậm Tột, Trường Tiểu học Tri Lễ 4 (xã biên giới Tri Lễ, Quế Phong, Nghệ An) chải đầu cho học sinh. Điểm bản lẻ này có 47 học sinh là con em đồng bào Mông sinh sống sát biên giới Việt - Lào
Thầy giáo trẻ khá thành thạo trong công việc đòi hỏi sự khéo léo và nhẫn nại
Thầy giáo trẻ khá thành thạo trong công việc đòi hỏi sự khéo léo và nhẫn nại
Phụ huynh ở đây gần như khoán trắng việc chăm sóc, quản lý con em mình cho các thầy giáo. Điểm trường này có 7 giáo viên, phụ trách 5 lớp, cuộc sống hết sức thiếu thốn. Không có kéo hay bấm móng tay, thầy giáo dùng một phần lưỡi dao cạo râu để cắt móng tay cho trò
Phụ huynh ở đây gần như "khoán trắng" việc chăm sóc, quản lý con em mình cho các thầy giáo. Điểm trường này có 7 giáo viên, phụ trách 5 lớp, cuộc sống hết sức thiếu thốn. Không có kéo hay bấm móng tay, thầy giáo dùng một phần lưỡi dao cạo râu để cắt móng tay cho trò
Các em còn rất nhỏ, việc đánh nhau hay trêu chọc nhau xảy ra thường xuyên. Thầy giáo luôn là người phân xử, bày dạy các em đoàn kết, yêu thương nhau
Các em còn rất nhỏ, việc đánh nhau hay trêu chọc nhau xảy ra thường xuyên. Thầy giáo luôn là người phân xử, bày dạy các em đoàn kết, yêu thương nhau
Lễ, Tết hay ngày 20/11, món quà của họ là bông hoa rừng, mớ rau, bó củi... nhưng với những thầy cô giáo vùng cao, niềm hạnh phúc lớn lao nhất của họ là không học sinh nào phải bỏ học giữa chừng vì nhà nghèo. Họ vẫn miệt mài bám lớp, bám trò, vượt khó để gieo chữ, gieo ước mơ thoát nghèo cho con em đồng bào các dân tộc thiểu số miền Tây Nghệ An.
Lễ, Tết hay ngày 20/11, món quà của họ là bông hoa rừng, mớ rau, bó củi... nhưng với những thầy cô giáo vùng cao, niềm hạnh phúc lớn lao nhất của họ là không học sinh nào phải bỏ học giữa chừng vì nhà nghèo. Họ vẫn miệt mài bám lớp, bám trò, vượt khó để gieo chữ, gieo ước mơ thoát nghèo cho con em đồng bào các dân tộc thiểu số miền Tây Nghệ An.

Hoàng Lam