Hàn Quốc giúp hoàn thiện tiêu chuẩn kỹ năng nghề
Tổng cục Dạy nghề (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA) vừa cùng nhau phối hợp triển khai dự án “Nâng cao năng lực nhằm thiết lập hệ thống đánh giá và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia tại Việt Nam”.
Thông qua KOICA, Chính phủ Hàn Quốc sẽ hỗ trợ Việt Nam triển khai dự án nhằm góp phần nâng cao năng lực để thiết lập hệ thống đánh giá, cấp chứng chỉ, kỹ năng nghề quốc gia của Việt Nam, hoàn thiện về thể chế, chính sách phát triển nguồn nhân lực, nâng cao trình độ kỹ năng của người lao động.
Dự án có số vốn 1,8 triệu USD (trong đó vốn ODA không hoàn lại 1,5 triệu USD, vốn đối ứng là 300.000 USD) và sẽ kết thúc tháng 12/2013.
Đến năm 2015, các nước ASEAN tiến tới có tiêu chuẩn công nhận kỹ năng nghề của người lao động chung, nghĩa là người lao động Việt Nam sang làm việc tại Indonesia hay Malaysia cũng đều được công nhận như nhau và có quyền được trả lương như nhau. Vì thế, Việt Nam cần phải xây dựng hệ tiêu chuẩn kỹ năng nghề được các nước trong khu vực công nhận.
Theo thống kê của Tổng cục Dạy nghề, lực lượng lao động nước ta đã đạt trên 47 triệu người, trong đó trên 30% số lao động dưới 30 tuổi. Dự báo đến năm 2020, lực lượng lao động đạt 63 triệu người, trong đó số lao động đang trong độ tuổi là 52,8 triệu người.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nhiều người lao đông có kỹ năng nghề thực tế nhưng chưa được cấp chứng chỉ nghề nên họ gặp khó khăn trong việc thăng tiến trong nghề nghiệp, tiếp cận với việc làm mới, kể cả tìm việc làm ở nước ngoài. Vì vậy, việc xây dựng hệ thống tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia hướng đến tiêu chuẩn ASEAN là việc làm cấp thiết hiện nay.
Dự án có số vốn 1,8 triệu USD (trong đó vốn ODA không hoàn lại 1,5 triệu USD, vốn đối ứng là 300.000 USD) và sẽ kết thúc tháng 12/2013.
Đến năm 2015, các nước ASEAN tiến tới có tiêu chuẩn công nhận kỹ năng nghề của người lao động chung, nghĩa là người lao động Việt Nam sang làm việc tại Indonesia hay Malaysia cũng đều được công nhận như nhau và có quyền được trả lương như nhau. Vì thế, Việt Nam cần phải xây dựng hệ tiêu chuẩn kỹ năng nghề được các nước trong khu vực công nhận.
Theo thống kê của Tổng cục Dạy nghề, lực lượng lao động nước ta đã đạt trên 47 triệu người, trong đó trên 30% số lao động dưới 30 tuổi. Dự báo đến năm 2020, lực lượng lao động đạt 63 triệu người, trong đó số lao động đang trong độ tuổi là 52,8 triệu người.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nhiều người lao đông có kỹ năng nghề thực tế nhưng chưa được cấp chứng chỉ nghề nên họ gặp khó khăn trong việc thăng tiến trong nghề nghiệp, tiếp cận với việc làm mới, kể cả tìm việc làm ở nước ngoài. Vì vậy, việc xây dựng hệ thống tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia hướng đến tiêu chuẩn ASEAN là việc làm cấp thiết hiện nay.
Theo Hồng Kiều/Vietnnam+