Giáo viên “thời đại số” cần giỏi tiếng Anh và công nghệ

Hồng Hạnh

(Dân trí) - Để trở thành một nhà giáo sáng tạo thì người thầy sẽ phải tìm kiếm, thay đổi, lan tỏa những ý tưởng, kiến thức cho đồng nghiệp và học sinh. Tiếng Anh và công nghệ chính là hành trang người giáo viên.

“Ngày hội Giáo viên Sáng tạo - Witeach” đã trở thành một sân chơi lớn dành cho giáo viên Wellspring đam mê đổi mới và cập nhật quan điểm, phương pháp dạy học hiện đại và tích cực.

“Giáo dục trong thời đại số"

Cô Nguyễn Thị Huyền, trường Phổ thông song ngữ liên cấp Wellspring - Giải Nhất hạng mục “Giáo dục khai phóng” với dự án Dream Hospital chia sẻ: “Việc dạy – học không chỉ bó hẹp trong những kiến thức chuyên môn, mà quan trọng hơn là học sinh biết những kiến thức đó ứng dụng ra sao và giúp gì trong việc các con giải quyết hoặc phân tích một vấn đề phức tạp trong cuộc sống”.

Giáo viên “thời đại số” cần giỏi tiếng Anh và công nghệ - 1

Giáo viên hạnh phúc thì học sinh mới hạnh phúc, vui vẻ khi tới trường

Trong quá trình dạy học thông qua dự án Dream Hospital, cô Huyền luôn quan tâm tới việc liên kết các kiến thức môn Sinh học để khơi gợi và khuyến khích học sinh tìm ra những vấn đề mới hoặc những giải pháp cho các vấn đề đang đặt ra.

Hóa thân thành các bác sĩ, y tá, kỹ thuật viên, học sinh không còn ở tâm thế của người nhận kiến thức mà thể hiện sự chủ động trong việc học cũng như sử dụng công cụ để tìm kiếm thông tin, trình bày kiến thức sáng tạo bằng infographics trên các công cụ hỗ trợ như Canva, Powerpoint.

Trong quá trình thực hiện, học sinh sẽ dùng công nghệ để kết nối, giao tiếp và hỗ trợ nhau cùng thực hiện nhiệm vụ, đồng thời học sinh rèn luyện được các kỹ năng mềm như hợp tác, giao tiếp, tư duy phản biện, tư duy độc lập và làm việc nhóm…

Sự sáng tạo của cô Huyền đã được ghi nhận tại “Ngày hội Giáo viên Sáng tạo - Witeach 2020 với chủ đề “Giáo dục trong thời đại số”.

Giáo viên “thời đại số” cần giỏi tiếng Anh và công nghệ - 2

Giáo viên cần giỏi tiếng Anh và công nghệ

Là người “cầm cân nảy mực” trong các cuộc thi “Giáo viên sáng tạo” từ năm 2012 đến nay, PGS.TS Nguyễn Thúy Hồng - Nguyên Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ Quản lý giáo dục Bộ Giáo dục & Đào tạo cho rằng, một giáo viên sáng tạo cần có đam mê với “sự nghiệp trồng người”, kiến thức sư phạm, kỹ năng nghề nghiệp.

Trong đó, PGS.TS Nguyễn Thúy Hồng nhấn mạnh kỹ năng tiếng Anh và công nghệ, bởi cơ hội tham gia vào Microsoft Education đang mở ra với giáo viên Việt Nam, nếu thầy cô có vốn tiếng Anh và sử dụng công nghệ thành thạo có thể dẫn dắt học sinh mình tiếp cận kho tri thức phong phú mà Microsoft đã tổng hợp. 

Một ví dụ khác, ngay trong đại dịch Covid-19 vừa qua, giáo viên và học sinh đã ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác dạy - học. Phương pháp blended learning (giảng dạy online, kết hợp offline) đang trở thành xu hướng chung của thế giới mà đi đầu là các trường Đại học danh tiếng như Harvard, MIT... 

Dẫu còn mới mẻ tại Việt Nam, song blended learning đang khuyến khích học sinh về khả năng nghiên cứu, chủ động trao đổi với thầy cô bè bạn, mở rộng cơ hội đối thoại với giáo viên, thậm chí là đối thoại trực tuyến với các chuyên gia nước ngoài.

Giáo viên “thời đại số” cần giỏi tiếng Anh và công nghệ - 3

PGS.TS Nguyễn Thúy Hồng

Đồng quan điểm với cô Thúy Hồng, cô Nguyễn Hồng Minh - Quản lý Chương trình giáo dục Microsoft Việt Nam nhấn mạnh, công nghệ đang ngày càng phát triển, vì thế giáo viên phải nắm vững chuyên môn sư phạm của mình để làm chủ công nghệ, để đưa công nghệ vào các hoạt động giáo dục một cách sáng tạo và hiệu quả.

Hãy thử đặt câu hỏi: Blended learning có phải là chìa khóa, mở các “khía cạnh mềm” trong chương trình đào tạo hằng ngày bị giới hạn bởi không gian và thời gian, khi thầy cô còn ý tưởng chưa làm được, hoặc chưa nghĩ đến những cách giáo dục học sinh gần gũi hơn?

Chắc chắn các thầy cô khi tiếp cận với điều mới mẻ, thử nghiệm phương pháp dạy hiện đại thì các thầy cô sẽ có động lực hơn đối với công việc của mình, sẽ không thấy nhàm chán, thêm yêu chặng đường giáo dục.

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm