Cần Thơ:
Gặp vợ chồng giảng viên cưu mang hàng ngàn sĩ tử
(Dân trí) - 8 năm qua, vợ chồng cô Huyền (Trường ĐH Cần Thơ) cùng các tình nguyện viên thực hiện “chương trình tiếp sức mùa thi” ngay tại gia. Tính đến nay vợ chồng cô đã lo nơi ăn, chốn ở cho hàng ngàn sĩ tử nghèo lên kinh ứng thí trong các kỳ tuyển sinh ĐH-CĐ.
Đúng giờ hẹn, PV Dân trí đến nhà cô Huyền, đúng lúc nàŹ chúng tôi bắt gặp một người phụ nữ chạc tuổi 40 cùng mấy em thanh niên rất vội vàng đi thẳng vào nhà bếp. Cô nhanh nhẹn pha nước trà đường nóng, lấy khăn, pha nước ấm… Lúc quay ra, người phụ nữ nói với chúng tôi: “Tôi là cô Huyền đây, xin Ůhà báo thông cảm, vì có hai em ngã bệnh, nhà báo đợi một chút…”. Nói xong, cô Huyền vội vàng đi qua căn nhà đối diện cách đó khoảng 50m.
“Tiếng lành đồn xa”, có thêm nhiều cộng sự đắc lực
Khi cùng cô Huyền trở lại thăm em Kiều và em Huyền, PV Dân trí bắt gặp một người đàn ông to cao đang loay hoay lo màn chiếu cho các nam sinh (ở một căn nhà khác). Cô Huyền cho biết đó là anh Trần Bá Thọ, một tình nguyện viên kỳ cựu cᷧa chương trình. Cô Huyền chia sẻ: “Trong mùa thi năm nay, vợ chồng tôi được giúp đỡ, cộng tác của nhiều người, trong đó có 5 tình nguyện viên là những người có công nhất trong việc chăm lo các sĩ tử. Nhất là anh Thọ (giáo viên tiểu học ở xã Vĩnh Hòa 2 thuᷙc xã Vĩnh Hòa, huyện U Minh Thượng), không ngại xa xôi đã lên đây và giúp chương trình trong 6 năm qua. Nói thật, nếu vợ chồng tôi không có những tình nguyện viên nhiệt tâm như anh Thọ và các bạn trẻ, như bạn Quân, bạn Giàu, bạn Nguyên, bạn Mai thì khó lòŮg chăm sóc chu đáo cho các em thí sinh trong mỗi kỳ thi tuyển”.
Trong suốt thời gian chúng tôi đến thăm và trò chuyện cùng với các phụ huynh, sĩ tử, cô Huyền tâm sự nhiều về công sức của ông xã, người thân, bạn bè các tình nguyện viên và các chú bác hàng xóm… trong việc chung tay tiếp sức cho các sĩ tủ. Tuy nhiên, trong suốt buổi trò chuyện không thấy thầy Long, chúng tôi thắc mắc thì được biết, thầy cùng các bác hàng xóm đang dọn dẹp, lắp đặt hệ thống đèn cho căn hộ mà cô mới thuê để đón thêm 40 thí sinh vào ở.
Có ŭặt tại căn hộ, bác Phan Tiến Dũng - một người hàng xóm với vợ chồng thầy Long (đã tham gia tu sửa nhà và mấy năm qua làm tình nguyện viên) cho biết: “Ở một xã hội mà vấn đề thực dụng đang phổ biến như hiện nay thì ít có vợ chồng trẻ nào đồng lònŧ trong việc cùng chăm sóc gia đình, cùng cống hiến cho xã hội như vợ chồng chú Long, cô Huyền. Bởi thế, bà con trong xóm hay gọi vui vợ chồng chú Long, cô Huyền là "cặp đôi Công, Dung, Ngôn, Hạnh" của xóm”.
Chúng tôi hỏi vợ chồng thầy Lůng, cô Huyền khi nào không còn “nuôi” sĩ tử nữa, thầy Long, cô Huyền chỉ cười và mời chúng tôi cùng tham gia với các em nhỏ đang học ở lớp Anh văn vỡ lòng tại nhà cùng đến thăm và trò chuyện với các sĩ tử, phụ huynh. Cô Huyền cho biết: “Mình dạy Anh văn nŨưng luôn trăn trở là mình phải dạy như thế nào để các em càng học tiếng Anh thì càng yêu tiếng Việt mình hơn, càng hiểu văn hóa dân tộc mình hơn. Vì thế, đúng dịp có các anh chị thí sinh từ nhiều vùng quê đến đây, nên tôi cho các em đến thăm hỏi, trò chuy᷇n, biết thêm con cá, con tôm, cây đước… thay vì những chiếc ô tô, đồ chơi đắt tiền mà các em biết được trong nội ô thành phố”.
Đại đức Thích Phước Độ - Ủy viên Ban hướng dẫn Phật tử Trung ương, trụ trì chùa Phú Hội (Giang Thành, Kiên Giang) chia sẻ: “Tôi được Ban hướng dẫn Phật tử Trung ương gũao nhiệm vụ điều phối và hỗ trợ chương trình tiếp sức mùa thi trong nhiều năm qua tại cụm thi Cần Thơ nên được biết tấm lòng thiện nguyện của vợ chồng thầy Long, cô Huyền trong việc “mở rộng cửa” đón hàng trăm thí sinh vào nhà ở trong mỗi đợt thi. Tính đếŮ nay đã có hàng ngàn sĩ tử ở nhà cô Huyền đi thi ĐH-CĐ nhưng điều đáng nói là cô Huyền, thầy Long cùng các thanh niên tình nguyện ở đây luôn hết lòng phục vụ các sĩ tử và phụ huynh một cách tốt nhất”. |
Nguyễn Hành