Cha mẹ quyết tâm xa con để con trưởng thành

Để con mình có thể trưởng thành, tự lập hơn trong cuộc sống, nhiều bậc cha mẹ ở đã có những quyết định dũng cảm như là sống xa con. Dù đây là một lựa chọn khó khăn, nhưng họ vẫn cố gắng để đem lại cho con những điều tốt nhất.

Do đặc thù công việc kinh doanh, nên vợ chồng anh Vũ Văn Tuấn - Hà Nội luôn rất bận rộn. Cuộc sống của anh chị quay cuồng trong những chuyến đi, chuyến công tác, gặp gỡ khách hàng, đối tác liên miên. Cũng vì vậy, mà anh chị ít có thời gian chăm sóc, quan tâm đến con đầy đủ.

Anh Tuấn tâm sự, anh cũng hiểu những thiếu sót của mình, nhưng “cực chẳng đã”, bởi nếu buông tay thì những nỗ lực của anh chị sẽ “bỏ sông bỏ bể”. Khi con trai vào cấp hai, vì được bố mẹ nuông chiều trong việc chi tiêu nên cháu sớm thể hiện thái độ coi nhẹ tiền bạc. Thằng bé rất lười việc nhà, ăn ở luộm thuộm và thờ ơ với bố mẹ. Chứng kiến những biểu hiện đó, anh Tuấn lo lắm, bởi anh sợ, sự đầy đủ về vật chất không thôi, chưa chắc đã mang lại môi trường phát triển lành mạnh cho con mình.

Cha mẹ quyết tâm xa con để con trưởng thành

Học sinh ở các thành phố lớn cần được “thả vào” môi trường học tập thực tế để biết được giá trị của sức lao động.

“Tôi muốn con được rèn tính độc lập từ sớm, muốn cháu biết quý trọng đồng tiền, có ý chí vươn lên, hiểu được những vất vả của cha mẹ… Tôi có đủ điều kiện để chu cấp cho con, thuê người giúp việc, nhưng không muốn làm như vậy, vì sợ đó là con dao hai lưỡi, có thể đẩy con ra xa bố mẹ, khiến con lười biếng, thụ động” – anh Tuấn chia sẻ. Vì lý do ấy, anh quyết định đưa con về quê sống với ông bà nội và gia đình người chú ruột.

“Điều kiện sống ở nông thôn tuy đơn sơ hơn, nhưng rất quy củ, nề nếp. Chỉ sau vài tháng sống với ông bà, với chú thím và các anh em đồng lứa ở quê, cháu đã thay đổi rõ. Từ thái độ bực tức, giận dỗi bố mẹ, cháu đã điềm đạm hơn, biết chia sẻ với bố mẹ hơn. Từ lười biếng, ỉ lại, cháu đã trở nên hoạt bát, vui tươi. Tuy phải xa con, nhưng tôi cũng yên tâm hơn khi thấy rõ những tiến bộ ấy” – người cha nói.

Cha mẹ quyết tâm xa con để con trưởng thành

Văn hóa xếp hàng tưởng chừng đơn giản nhưng chỉ được dạy qua cuộc sống hàng ngày mà không phải học sinh nào cũng có cơ hội hiểu rõ ý nghĩa của việc này.

Cũng lựa chọn ở xa con, chị Lê Hoài Thương (Hoàn Kiếm - Hà Nội) giải thích, lý do để chị cho con về quê sống, thay vì sống ở trung tâm thủ đô là bởi “môi trường học tập ở thành phố quá vất vả và nhiều cám dỗ”. Chị cho hay, mới lớp 7, lớp 8 nhưng lịch học của cháu lúc nào cũng kín mít, khiến vợ chồng chị cũng quay cuồng theo thời khóa biểu của con. Đã vậy, nhìn đám bạn bè tuổi teen cùng khu phố của con mới ít tuổi đã ăn chơi, đua đòi, chị không khỏi lo lắng con mình sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều. Không muốn con mình bị kéo vào guồng quay chỉ học và học, chị quyết định đưa con về trường làng cho yên ổn.

“Chẳng mẹ nào muốn xa con. Nhưng tôi muốn làm tất cả để con được có một tuổi thơ bình yên, một kí ức học trò trong sáng. Cũng may, quê tôi là vùng đất hiếu học, lại có chị gái là giáo viên ở làng, nên tôi hoàn toàn yên tâm khi cho con về quê sống và học” – chị nói.

Sống trong môi trường nội trú xa nhà sẽ giúp học sinh cách ly khỏi cám dỗ của các tệ nạn xã hội

Sống trong môi trường nội trú xa nhà sẽ giúp học sinh cách ly khỏi cám dỗ của các tệ nạn xã hội.

Với chị Bùi Thu Thủy – một người mẹ có con đang học tại Trường THPT FPT, thì cho con đi học nội trú là một quyết định mà chị phải rất dũng cảm mới làm được, nhưng hiện tại kết quả thật mãn nguyện.

Chị cho hay, hai vợ chồng chị chỉ có duy nhất một cậu con trai, nên chị luôn bao bọc con từ nhỏ. 9 năm con đi học, là 9 năm mẹ đồng hành, sát cánh, đón đưa, chăm lo từng miếng ăn, giấc ngủ, từng buổi đến trường. Nhưng cũng vì quá bao bọc con, nên vợ chồng chị lo con “không lớn lên được”.

Sống trong môi trường nội trú xa nhà sẽ giúp học sinh cách ly khỏi cám dỗ của các tệ nạn xã hội

Sống xa nhà, học sinh học được tính tự giác, phân bổ thời gian hợp lý trong các công việc cá nhân, học tập, thể thao và vui chơi.

Vào cấp 3, vợ chồng chị quyết định cho con đi học nội trú, với quan điểm: Phải cho con ra ngoài, phải cho con ở xa bố mẹ thì con mới có thể trưởng thành.

Người mẹ tâm sự, chị đã nghĩ mình không thể chịu được phải xa con. Cho đến giờ, chị vẫn khóc mỗi lần đưa con lên trường rồi một mình quay trở về nhà. Nhưng nén lại tất cả, chị muốn con có được một môi trường học tập và rèn luyện tốt nhất.

Ở trường THPT FPT, những quy định nghiêm trong kí túc xá nội trú, những hoạt động sôi nổi trong trường học, sự sát sao của các thầy cô giáo… dần mang lại thay đổi tích cực cho con trai chị.

Học sinh THPT FPT được dạy các kĩ năng mềm thông qua nhiều hoạt động ngoại khóa

Học sinh THPT FPT được dạy các kĩ năng mềm thông qua nhiều hoạt động ngoại khóa.

Từ một cậu bé có phần nhút nhát, Duy Anh – con trai chị đã tự tin hơn, thường xuyên nói lên và bảo vệ chính kiến của mình. Trong nếp ăn ở thường ngày, con cũng tự giác, chủ động hơn từ việc dậy sớm, tự dọn dẹp chăn màn, giặt giũ đến rửa bát giúp mẹ. Nhiều khi, con còn hăng hái làm các món ăn “chiêu đãi” cả nhà, biết thường xuyên trò chuyện hỏi han, quan tâm bà, bố, mẹ… mỗi dịp cuối tuần về nhà. Sự đổi khác, trưởng thành ấy của con trai khiến người mẹ phấn khởi và đầy tin tưởng vào lựa chọn của mình.

“Xa con, không ai muốn. Nhưng như chồng tôi nói, phải tin tưởng vào bản lĩnh của con, tin tưởng vào môi trường giáo dục của THPT FPT, tôi tin rằng, con sẽ tiếp tục tiến bộ, trưởng thành hơn” - chị Thủy chia sẻ.
 

 

Năm 2015 Trường THPT FPT tuyển sinh 320 chỉ tiêu.

Kỳ sơ tuyển đầu vào được tổ chức ngày 24/5/2015 tại Tp. Hà Nội.

Đăng ký thi tuyển TẠI ĐÂY

Thông tin chi tiết xem TẠI ĐÂY
 
Hotline: (04) 7300 6800

 

 

 

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm