Bạo lực học đường, làm sao giải quyết?

Học sinh đánh nhau, bắt nạt học đường hay những bạo hành thể chất đang gióng lên hồi chuông cảnh báo, khiến mỗi phụ huynh đều cẩn trọng hơn trong việc chọn trường cho con, đặc biệt là với lứa tuổi cấp 3 nhiều biến chuyển tâm lý phức tạp.

Bạo lực học đường vẫn đang là vấn nạn của xã hội (ảnh Internet)
Bạo lực học đường vẫn đang là vấn nạn của xã hội (ảnh Internet)
 
Nhận được thông báo của nhà trường mời lên họp phụ huynh, chị Nguyễn Ngọc An (Hà Nội) không khỏi sốc khi biết tin con gái mình gây gổ, đánh nhau với bạn nữ cùng lớp. Chị tâm sự thêm, bình thường, con gái ở nhà ngoan ngoãn, lễ phép, học lực cũng khá nên gia đình rất yên tâm.
 

Công việc bận rộn, vợ chồng anh chị không có nhiều thời gian tâm sự, chia sẻ cùng các con. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cô con gái lớn của anh chị, hiện đang là học sinh một trường THPT ở Hà Nội ngày càng cảm thấy cô đơn trong chính ngôi nhà của mình.

 
“Khi cô giáo chủ nhiệm cho chúng tôi xem bản tường trình của con gái, hai vợ chồng mới giật mình hoảng hốt nhận ra mình đã quá xa con. Con xông vào tát bạn chỉ vì tưởng bạn nói xấu mình”, chị An kể lại.
 
Sau sự việc ấy, vợ chồng chị An luôn cố gắng thu xếp công việc và dành thời gian cho con. Lắng nghe và chia sẻ tâm tư với con là chìa khóa giúp chị kéo con gái về phía mình. Chị cũng nhờ cô giáo chủ nhiệm và các phụ huynh cùng lớp quan tâm nhiều hơn đến các con.
 
Học sinh cần được tham gia nhiều hoạt động tập thể để học kỹ năng sống
Học sinh cần được tham gia nhiều hoạt động tập thể để học kỹ năng sống.
 
Theo chị An, muốn hạn chế tình trạng học trò đánh nhau, trước hết, gia đình và nhà trường cần quan tâm, chia sẻ tâm tư lứa tuổi. Ngoài ra, nếu trường có nhiều các hoạt động ngoại khóa, giảng dạy kỹ năng sống, nhất là trong giai đoạn học sinh đang ở tuổi mới lớn, muốn chứng tỏ bản thân mình. “Tuổi thiếu niên hiếu thắng, bồng bột và giàu năng lượng. Nếu có nhiều hoạt động cho các con tham gia như hoạt động thể thao, hoạt động văn nghệ, hội trại v.v... thì các con không chỉ dùng thời gian tích cực mà còn có độ gắn bó với nhau. Sẽ giảm khả năng xích mích bất hoà đánh nhau mà bạn bè trong lớp không hề lên tiếng hay can thiệp.”, chị An bùi ngùi kể lại kinh nghiệm và bài học tham khảo khắp nơi sau sự cố của con mình.

 

Học sinh cần được tham gia nhiều hoạt động tập thể để học kỹ năng sống
Phụ huynh và nhà trường cần phối hợp và tổ chức nhiều hoạt động cho học sinh để gắn kết các mối quan hệ với nhau.
 
Từ góc độ học sinh, em Trần Trọng Dân (lớp 11, trường THPT FPT) cũng cho rằng “để khắc phục hiện tượng học trò gây gổ đánh nhau thì ngoài những kiến thức sách vở, học sinh cần được dạy những kỹ năng sống cho bản thân càng sớm càng tốt. Như ở trường FPT, các em được học kỹ năng sinh tồn, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm…”. Đây cũng là một trong những chìa khoá cho việc tại một nơi học sinh sống với nhau 24h/5 ngày trong tuần mà vẫn hoà thuận và học sinh nhanh chóng học được cách sống tập thể.
 

Không chỉ cấp 3 FPT, một số trường phổ thông ở Hà Nội đã bắt đầu lồng ghép các buổi học rèn luyện kỹ năng sống song song với việc học tập kiến thức phổ thông thông thường. Những việc làm này nhằm giúp học sinh phát triển tối đa khả năng của bản thân, trang bị những kỹ năng sống, cũng như những kiến thức văn hóa, xã hội cho các em trong thời đại toàn cầu hóa. Quan trọng nhất, các chương trình này luôn hướng đến việc vun đắp tâm hồn cũng như thẩm mĩ cuộc sống, khả năng thích nghi và tôn trọng lẫn nhau.

 

Học sinh cần được tham gia nhiều hoạt động tập thể để học kỹ năng sống
Chương trình phát triển cá nhân hướng đến việc vun đắp tâm hồn, khả năng thích nghi và tôn trọng lẫn nhau của học sinh.
 
Anh Nguyễn Hữu Quang – phụ huynh học sinh THPT FPT từng quyết định cho con trai theo học tại trường nội trú FPT với kỳ vọng con trai mình trưởng thành, tự tin, bạo dạn, bản lĩnh hơn nhưng phải biết tôn trọng người khác.
 
“Dù là đứa trẻ được rèn luyện tính độc lập từ sớm, nhưng môi trường nội trú ở trường phổ thông FPT với các chương trình phát triển cá nhân đã mang lại nhiều thay đổi cho con trai tôi. Cháu rất thích tham gia các hoạt động phát triển bản thân trong trường.”, anh hào hứng nói.
 

Được tiếp xúc, va chạm và học hỏi rất nhiều qua các hoạt động ngoại khóa, các chương trình phát triển cá nhân, con trai anh Quang ngày càng hiểu rõ hơn về lựa chọn hướng nghiệp của mình cũng như sống có trách nhiệm, có ý thức hơn với bản thân và những người xung quanh.

 

Học sinh cần được tham gia nhiều hoạt động tập thể để học kỹ năng sống
Được tiếp xúc, va chạm qua các chương trình phát triển cá nhân, học sinh sẽ sống có trách nhiệm với bản thân và những người xung quanh.
 

Sự thay đổi ngày càng tốt lên của cậu con trai đã củng cố niềm tin vào lựa chọn trường học của anh Quang. Đó cũng là suy nghĩ chung của nhiều phụ huynh đang cho con theo học tại trường THPT FPT.

 

Thành lập năm 2013, trường THPT FPT với cơ sở vật chất hiện đại, bao gồm, giảng đường, ký túc xá, khu phức hợp thể thao… cùng trong khuôn viên trường Đại học FPT tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, Hà Nội.

 
Học sinh sẽ theo học tập trung tại trường từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần. Mục tiêu của Trường THPT FPT là tạo dựng môi trường giúp học sinh phát triển cá nhân toàn diện, xác định được đam mê, chuẩn bị những kiến thức, kỹ năng, thái độ ứng xử, nền tảng văn hóa và trên hết là một tinh thần tự lập vô cùng cần thiết cho giai đoạn học tập đại học và chính thức trưởng thành sau này.
 

Năm 2015 Trường THPT FPT tuyển sinh 320 chỉ tiêu.

 
Kỳ sơ tuyển đầu vào được tổ chức ngày 24/5/2015 tại Tp. Hà Nội.
 
 
 
Hotline: (04) 7300 6800