Không cần giữ gìn, học trò "tới bến" trước, yêu tính sau

Lê Đăng Đạt

(Dân trí) - Không ít học trò có quan điểm, thời nay không cần giữ gìn. Quen nhau là "đi hết bến" còn chuyện tình cảm hồi sau mới tính.

Đi quá giới hạn chứ không... yêu!

Chuyên viên tâm lý tại một Trường THPT ở TPHCM chia sẻ, nếu biết rõ về quan hệ tình cảm của con cái, nhiều bố mẹ sẽ suy sụp. Nhiều em yêu và có quan hệ tình dục rất sớm nhưng đáng ngại hơn nữa là thực trạng, nhiều em không có tình cảm, không có sự hiểu biết về đối phương nhưng vẫn "phá rào". 

Có em mới quen nhau vài ba hôm, chưa thể gọi tên mối quan hệ đã dẫn nhau đi nhà nghỉ. Sau đó không lâu, nhận ra chẳng có tình cảm gì với nhau.

Không cần giữ gìn, học trò tới bến trước, yêu tính sau - 1

Nhiều học trò "tới bến" chứ... không yêu (Ảnh minh họa)

Có em quen qua mạng, tên tuổi, địa chỉ còn chưa biết rõ, đã vượt quá giới hạn để chứng minh tình cảm, để khám phá, tò mò và để xem có... yêu nhau không?

Có một thực tế, không ít bạn trẻ chưa biết, chưa hiểu tình yêu là gì nhưng đã "vượt rào", đặt tình dục lên trước tình yêu. Xem đó tình dục như phép thử, trải nghiệm trong khi bản thân các em chưa có năng lực chịu trách nhiệm

Trong một chuyên đề gần đây, nhiều chuyên gia tâm lý tại TPHCM nêu ra thực trạng nhiều bạn trẻ đi "tới bến" nhưng lại không xuất phát từ tình cảm, tình yêu. Hay nói một cách đơn thuần, không yêu vẫn lên giường. 

Đối phương có thể là người mới quen biết, bạn bè, bạn bè của anh chị, hay có thể là một người nào đó quen qua mạng có thể còn chưa biết tên tuổi thật. Có em vì lỡ dại, ngộ nhận nhưng không ít trường hợp xuất phát từ quan niệm, tình dục không cần tình yêu hay phải đi trước tình yêu nên dễ dãi cho đi hay gạ gẫm người khác. 

Những ứng xử với tình cảm, thân thể vô cùng đau lòng, hời hợt, dại dột... Về lâu dài có thể để lại những hậu quả trên tâm lý, tinh thần các em.

Giáo dục sự trân quý thân thể 

Tình dục rồi mới đến tình yêu hay tình yêu mới đến tình dục là vấn đề đã được đặt ra trong tọa đàm "Tình dục - Tặng gì cho nhau?" ra mắt cuốn sách "Thì thầm chuyện nhỏ chuyện to" vừa diễn ra tại TPHCM. 

Câu hỏi này xuất phát từ thực tế hiện nay không ít bạn trẻ có quan điểm tình dục rồi mới đến tình yêu. Chính vì vậy, nhiều em dễ dãi trao thân hay có hành vi ép buộc người khác mà không quan tâm đến tình cảm mình, của đối phương, sự tôn trọng, chịu trách nhiệm về hành vi. 

Không cần giữ gìn, học trò tới bến trước, yêu tính sau - 2

Một bạn trẻ chia sẻ tại chuyên đề "Tình dục - tặng gì cho nhau?"

Bác sĩ Nguyễn Lan Hải, tác giả cuốn sách "Thì thầm chuyện nhỏ chuyện to cho biết, ngày nay không ít người, kể cả các bạn trẻ coi tình dục như một bữa ăn, có thể ăn lúc đói; hoặc coi đó như một cách giải trí, trải nghiệm...

Tuy nhiên, tình dục không chỉ là câu chuyện rất bản năng của những vấn đề mang tính thể lý, sinh lý mà thực sự nó phải có đôi cánh của tình yêu, của sự chung thủy trong tình yêu; của lời cam kết bền chặt cho hôn nhân. 

Vậy nên, theo chuyên gia này, bài học đầu tiên về giáo dục giới tính là phụ huynh, giáo viên cần dạy các em chính là bài học về sự trân quý thân thể của mình. 

Đó phải là khi một chàng trai biết giá trị thân thể mình, các em sẽ không đối xử với bạn gái một cách bừa bãi, thiếu trách nhiệm. Đó là khi một cô gái biết giá trị thân thể mình sẽ không cho đi một cách dễ dàng. 

Ngay từ bé, các em cần được hiểu về tôn trọng thân thể mình, thân thể người khác và các hành vi tình dục có đạo đức. Có như vậy, mới có thể giảm những việc bồng bột, sai lầm trong tình dục trước khi các em hiểu thế nào là tình yêu. 

Nhưng có một thực tế, không ít phụ huynh và giáo viên suy nghĩ, giáo dục giới tính cho trẻ đơn thuần là việc giúp trẻ biết cách phòng tránh thai; cởi mở về vấn đề giới tính với trẻ nghĩa là bỏ chiếc bao cao su vào túi, vào ví các con là xong.

Không cần giữ gìn, học trò tới bến trước, yêu tính sau - 3

Học trò tại TPHCM thực hiện  phỏng vấn đề tài về quan hệ tình dục trước tuổi 

Chính nhiều người lớn cũng nghĩ con biết cách tránh thai là đã được giáo dục giới tính đủ đầy. Việc dạy trẻ trân quý thân thể - cốt lõi của giáo dục giới tính - chưa được chú trọng. 

Giáo dục "quá mặn" lại không đúng trọng tâm, cần nhưng chưa đủ, thừa mà thiếu. Điều này có thể dẫn đến suy nghĩ ở con trẻ cứ thoải mái, miễn có kỹ năng để không mang bầu, tránh hậu quả phá thai... 

Tình trạng "mù giới" trong thanh thiếu niên 

Thanh thiếu niên ngày nay không bị mù chữ, mù tin học hay mù ngoại ngữ mà bị mù giới. Họ dò dẫm giữa hai bờ vực, một bên là thiếu hiểu biết những kiến thức cơ bản về giới, giới tính, tình dục; bên kia là hoa mắt vì biết quá nhiều thứ trên xa lộ thông tin nhưng lại thiếu chỉ dẫn chuyên môn. 

Bác sĩ Nguyễn Lan Hả