Triển lãm tranh về những người vô gia cư

(Dân trí) - Không giống như những hình ảnh nghiện ngập, vật vờ, buông trôi, nguy hiểm thường thấy về những người vô gia cư, triển lãm “hãy nhận thức” đưa đến cái nhìn đúng đắn và nhân văn về những con người có số phận kém may mắn này.

Không phải cứ người vô gia cư nào cũng sống tồi tệ. Nhiều người trong số họ vẫn luôn cố gắng vươn lên.
 
Garry sống cùng Vanessa, người bạn đời yêu nhau từ hồi còn trung học. Họ có cậu con trai 4 tuổi và gia đình phải ở trong căn hộ từ thiện tại San Francisco sau khi dứt bỏ môi trường nghiện ngập tai hại ở Victoriville. Không bằng cấp, không địa vị và không tiền bạc. Cuộc sống của hai người vô cùng khó khăn. Dù là một thợ mộc nhưng không thể mua nổi đồ nghề nên Garry hầu như không thể tìm được việc. Vợ anh cho biết: “con trai chúng tôi thậm chí không nhận ra rằng gia đình mình đang thuộc diện vô gia cư”.
 
Garry và Vanessa chỉ là một trong rất nhiều câu chuyện có thực được nhiếp ảnh gia Joe Ramos đưa ra trong triển lãm mang tên : “Acknowledged” (Hãy nhận thức), đang được trưng bày ở Thư Viện Quần Chúng San Franciso.
 
Triển lãm tranh về những người vô gia cư

 
Joe Ramos là một tình nguyện viên trong chương trìnhProject Homeless Connet ( Kết nối Vô gia cư). Anh đi săn chụp chân dung các những người không nhà cửa với nỗ lực mang lại cái nhìn chi tiết và chân thực về tình trạng không nhà cửa. Anh cho biết: “Ban đầu tôi phải làm miễn cưỡng nhưng trong tôi dường như có lời thúc giục hãy làm điều đó. Và tôi đã làm”.
 
Đối với Ramos, người đã từng sống trong các trại lao động nông nghiệp ở Salinas thì sự án này trở thành niềm trăn trở của riêng anh chứ không đơn thuần là công việc nữa. “Tôi đã có được rất nhiều cảm xúc mãnh liệt trong công việc này. Những tình cảm đó tràn ngập trong tôi khi ngắm nhìn những tác phẩm treo trên tường triển lãm”. Cứ 2 lần trong tháng, Ramos sắp xếp bố trí lại không gian, ánh sáng và đồ đạc trong phòng. Sau khi người vô gia cư nhận được giấy giới thiệu tới các bệnh việc răng miệng hoặc trung tâm y khoa, thẻ miễn phí chữa trị, kính, và những thứ khác, nhiều người ngồi xuống ghế của Ramos và kể cho anh nghe những câu chuyện của cuộc đời họ.
 
Triển lãm tranh về những người vô gia cư

 
Ramos cho biết: “Về cơ bản, tôi là nhà nhiếp ảnh chân dung đường phố, chỉ những khách hàng vô gia cư hay nghèo đói thì tìm đến tôi. Sau đó tôi gửi cho họ những bức chân dung qua email. Điều này cũng khá khó khăn vì hầu hết họ không có nhà. Thông thường tôi cố gắng gửi đến nhà từ thiện, phòng trọ hoặc hầu hết họ nhờ tôi gửi đến địa chỉ của họ hàng”. Với triển lãm “Acknowledged”, các tác phẩm của Ramos đã có nơi để cất lên tiếng nói với công chúng.
 
Ở San Francisco đang lan tràn những hình ảnh đói khổ của các hiệp hội về vô gia cư. Tuy nhiên những hình ảnh này thường hết sức thảm hại, sáo rỗng và rập khuôn. Tệ hại hơn, nhiều người vô gia cư thường được khắc họa lên với những hình ảnh tàn bạo, vô nhân đạo với những khuôn mặt méo mó, trong đó, họ là những kẻ luôn ngủ vạ vật trên đường phố và xin tiền. (theo nhận định của San Francisco Bay Guardian). Trong hoàn cảnh đó, “Acknowledged” là một triển lãm thực sự khác biệt vì nó bác bỏ lại những điều đó. Nó nỗ lực để mang lại một chân lý thực tiễn: họ đơn giản là những người giống chúng ta.
 
Triển lãm tranh về những người vô gia cư

 
Triển lãm mang đến những câu chuyện thật về những con người thật, xóa đi những định kiến , những hình ảnh khó coi thường thấy trong nhận thức của mọi người về vô gia cư.
 
Ramos cho biết: “Cho tới nay, tôi đã chụp được 1.500 chân dung những người vô gia cư. Và tôi sẽ tiếp tục công việc này”.
  
Graham đến với Project Homeless Connect với trang phục gọn gàng trong chiếc cà vạt và áo vest trông như anh đang làm ở những cơ quan tài chính. Anh lớn lên trong một gia đình trung lưu ở Ấn Độ, có được bằng cao đẳng và làm công việc quản lý trong cách công ty dịch vụ. Sau khi phải chịu trách nhiệm về vụ tai nạn làm chết một người, anh lâm vào tình cảnh sa sút và trở nên trắng tay, không nhà cửa.  Cuối cùng anh làm nghiên cứu các dịch vụ xã hội nhưng phải ở nơi nhà từ thiện mà anh không muốn. Anh cho biết “Ở nhà từ thiện là sự cậy nhờ, dựa dẫm. Bạn phải luôn vươn lên và vượt qua chính mình”.
 
Triển lãm tranh về những người vô gia cư

 

Mai Tân

Theo Huffingtonpost