1. Dòng sự kiện:
  2. Bê bối tình dục chấn động của "ông trùm" Diddy

Top phim đắt đỏ nhất lịch sử điện ảnh thế giới

(Dân trí) - Bom tấn “Batman v Superman: Dawn of justice” đang được dự đoán sẽ trở thành bộ phim đắt đỏ nhất mọi thời đại với tổng kinh phí lên tới 410 triệu đô la Mỹ. Tuy nhiên, để đạt được thành tích đó, bộ phim sẽ phải vượt qua hàng loạt đối thủ “sừng sỏ” dưới đây:


Bộ phim The Hobbit của đạo diễn Peter Jackson đã “ngốn” của nhà sản xuất tới 259 triệu đô la Mỹ chi phí. Hai bộ phim khác cũng đắt đỏ ngang ngửa với The Hobbit là The dark knight rises và “John Carter”.

Bộ phim "The Hobbit" của đạo diễn Peter Jackson đã “ngốn” của nhà sản xuất tới 259 triệu đô la Mỹ chi phí. Hai bộ phim khác cũng đắt đỏ ngang ngửa với "The Hobbit" là "The dark knight rises" và “John Carter”.


“Avatar” là siêu phẩm điện ảnh đầu tiên được công chiếu rộng rãi dưới định dạng 3D. Điều chỉnh theo thời giá hiện tại, chi phí sản xuất của “Avatar” đã lên tới con số 261 triệu đô la. Tuy vậy, bộ phim cũng đã thu về gần 3 tỉ đô la doanh thu phòng vé, gấp gần 10 lần số tiền đầu tư ban đầu.

“Avatar” là siêu phẩm điện ảnh đầu tiên được công chiếu rộng rãi dưới định dạng 3D. Điều chỉnh theo thời giá hiện tại, chi phí sản xuất của “Avatar” đã lên tới con số 261 triệu đô la. Tuy vậy, bộ phim cũng đã thu về gần 3 tỉ đô la doanh thu phòng vé, gấp gần 10 lần số tiền đầu tư ban đầu.


Chi phí sản xuất của Pirates of the Caribbean: Dead mans chest (2006) sau khi đã điều chỉnh theo lạm phát là 265.2 triệu đô la, nhỉnh hơn một chút so với siêu phẩm “Avatar”.

Chi phí sản xuất của "Pirates of the Caribbean: Dead man's chest" (2006) sau khi đã điều chỉnh theo lạm phát là 265.2 triệu đô la, nhỉnh hơn một chút so với siêu phẩm “Avatar”.


Bộ phim “Waterworld” là một “bom xịt” đáng quên của hãng Universal Pictures khi “ngốn” tới 271 triệu đô la Mỹ (đã điều chỉnh theo lạm phát) kinh phí sản xuất nhưng chỉ thu về vỏn vẹn 264.2 triệu đô la Mỹ doanh thu phòng vé.

Bộ phim “Waterworld” là một “bom xịt” đáng quên của hãng Universal Pictures khi “ngốn” tới 271 triệu đô la Mỹ (đã điều chỉnh theo lạm phát) kinh phí sản xuất nhưng chỉ thu về vỏn vẹn 264.2 triệu đô la Mỹ doanh thu phòng vé.


“Harry Potter and the Half-blood prince” là dự án đắt đỏ nhất của cả loạt phim này. Kinh phí sản xuất của bộ phim lên tới 275.5 triệu đô la Mỹ (đã điều chỉnh theo lạm phát).

“Harry Potter and the Half-blood prince” là dự án đắt đỏ nhất của cả loạt phim này. Kinh phí sản xuất của bộ phim lên tới 275.5 triệu đô la Mỹ (đã điều chỉnh theo lạm phát).


“Tangled” là bộ phim hoạt hình đắt nhất trong lịch sử với chi phí sản xuất lên tới 281.3 triệu đô la Mỹ, tính theo thời giá hiện tại. Đồ họa và kỹ xảo thuộc hàng siêu “khủng” chính là nguyên do khiến “Tangled” tốn kém đến như vậy.

“Tangled” là bộ phim hoạt hình đắt nhất trong lịch sử với chi phí sản xuất lên tới 281.3 triệu đô la Mỹ, tính theo thời giá hiện tại. Đồ họa và kỹ xảo thuộc hàng siêu “khủng” chính là nguyên do khiến “Tangled” tốn kém đến như vậy.


“Spider-Man 3” đã “vinh dự” trở thành phim siêu anh hùng của Marvel có chi phí sản xuất đắt đỏ nhất: 291triệu đô la Mỹ (đã điều chỉnh theo lạm phát). Trong phần phim này, Spider-Man phải đối đầu cùng lúc với 3 kẻ thù là Sandman, Venom và Harry Osborn nên những cảnh quay chiến đấu của siêu anh hùng này cũng phải nhân lên nhiều lần.

“Spider-Man 3” đã “vinh dự” trở thành phim siêu anh hùng của Marvel có chi phí sản xuất đắt đỏ nhất: 291triệu đô la Mỹ (đã điều chỉnh theo lạm phát). Trong phần phim này, Spider-Man phải đối đầu cùng lúc với 3 kẻ thù là Sandman, Venom và Harry Osborn nên những cảnh quay chiến đấu của siêu anh hùng này cũng phải nhân lên nhiều lần.


Tính theo tỉ giá hiện tại, chi phí sản xuất bộ phim “Titanic” của đạo diễn James Cameron đã lên tới con số 294.4 triệu đô la Mỹ. Tuy vậy, bộ phim cũng đã thu về 2.2 tỉ Mỹ đô la doanh thu phòng vé và là tác phẩm có doanh thu cao thứ nhì mọi thời đại, chỉ xếp sau người anh em “Avatar”.

Tính theo tỉ giá hiện tại, chi phí sản xuất bộ phim “Titanic” của đạo diễn James Cameron đã lên tới con số 294.4 triệu đô la Mỹ. Tuy vậy, bộ phim cũng đã thu về 2.2 tỉ Mỹ đô la doanh thu phòng vé và là tác phẩm có doanh thu cao thứ nhì mọi thời đại, chỉ xếp sau người anh em “Avatar”.


Cleopatra (1963) “chỉ” tốn 44 triệu đô la Mỹ kinh phí sản xuất nhưng nếu điều chỉnh theo tỉ giá hiện tại, kinh phí của bộ phim này đã lên tới con số 340 triệu đô la Mỹ.

"Cleopatra" (1963) “chỉ” tốn 44 triệu đô la Mỹ kinh phí sản xuất nhưng nếu điều chỉnh theo tỉ giá hiện tại, kinh phí của bộ phim này đã lên tới con số 340 triệu đô la Mỹ.


Pirates of the Caribbean: At worlds end (2007) đang là bộ phim đắt giá nhất trong lịch sử màn bạc khi “ngốn” tới 341 triệu đô la Mỹ (đã điều chỉnh theo lạm phát) kinh phí sản xuất. Nhờ nguồn chi phí siêu “khủng” này, Pirates of the Caribbean: At worlds end đã nhận được những đánh giá cao về nhạc phim hoành tráng, các pha hành động gay cấn cùng hiệu ứng kỹ xảo đẹp mắt. Phim cũng nhận được 2 đề cử Oscar cho Thiết kế phục trang đẹp nhất và Hiệu ứng hình ảnh xuất sắc nhất.

"Pirates of the Caribbean: At world's end" (2007) đang là bộ phim đắt giá nhất trong lịch sử màn bạc khi “ngốn” tới 341 triệu đô la Mỹ (đã điều chỉnh theo lạm phát) kinh phí sản xuất. Nhờ nguồn chi phí siêu “khủng” này, "Pirates of the Caribbean: At world's end" đã nhận được những đánh giá cao về nhạc phim hoành tráng, các pha hành động gay cấn cùng hiệu ứng kỹ xảo đẹp mắt. Phim cũng nhận được 2 đề cử Oscar cho Thiết kế phục trang đẹp nhất và Hiệu ứng hình ảnh xuất sắc nhất.

Dung Nhi
Theo BI