1. Dòng sự kiện:
  2. Bê bối tình dục chấn động của "ông trùm" Diddy

Festival Huế 2012:

Nghệ sĩ hội tụ trong đêm “Thiên hạ thái bình” trên sông nước

(Dân trí) - Tối 12/4, lễ hội “Thiên hạ thái bình" đã được tổ chức tại sân khấu nổi bên bờ sông Hương, cạnh cầu Trường Tiền (TP. Huế) đưa hàng vạn người dân và du khách vào một thế giới huyền ảo với thi - ca - nhạc - họa sóng sánh trên mặt nước sông Hương.

Thiên Hạ Thái Bình là lễ hội sân khấu hóa độc đáo thiết kế nổi trên sông Hương, lễ hội được dàn dựng nhằm tôn vinh khát vọng cháy bỏng của dân tộc là đất nước thống nhất, thiên hạ thái bình, nhân dân no ấm.

Lễ hội tái hiện cảnh sinh hoạt của người dân Việt từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX, kết hợp hình thức diễn xướng cung đình Huế như nhã nhạc, múa kết hợp với những áng thơ tuyệt hay của cổ nhân sẽ là mạch dẫn cho lễ hội độc đáo này.

Nghệ sĩ hội tụ trong đêm “Thiên hạ thái bình” trên sông nước
Lễ hội "Thiên hạ thái bình" trên sông Hương tối 12/4 quy tụ số lượng kỷ lục với hơn 1.000 nghệ sĩ, quần chúng nhân dân cùng tham gia

Thiên hạ thái bình là một lễ hội “đinh” tại Festival Huế 2012 với phần trung tâm là biểu tượng Cửu Long (một bảo vật của Huế, cũng là biểu tượng của năm rồng), hai bên Cửu Long là 2 con rồng đang ngồi chầu. Người xem có thể nhìn thấy cầu Trường Tiền lấp lánh ánh điện là hậu cảnh của sân khấu của lễ hội.

Lễ hội gồm 3 chương 9 hồi. Chương 1: “Nước ngàn năm văn hiến” nói về truyền thống ngàn năm văn hiến của đất nước được vun đắp qua nhiều thế hệ nhân tài, các tầng lớp nông dân đến sĩ phu. Chương 2: “Muôn dân hưởng thái bình” thể hiện cuộc sống ấm no, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Chương cuối cùng: “Thịnh vượng một trời Nam” khẳng định sự thịnh trị của một đất nước ngàn năm văn hiến, trăm họ vui mừng khai hoang, dựng nhà, trồng cây… khắp nơi vui hưởng thái bình.

Lễ hội Thiên hạ thái bình kéo dài gần 100 phút với hơn 1.000 nghệ sỹ, diễn viên và nhạc công của Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế và quần chúng tham gia biểu diễn đã để lại một cái nhìn sâu lắng về cuộc sống và con người Việt Nam trải qua các thời kỳ.

Nghệ sĩ hội tụ trong đêm “Thiên hạ thái bình” trên sông nước

Sân khấu lễ hội “Thiên hạ thái bình” bên dòng sông Hương Thơ mộng với ánh điện lấp lánh dưới dòng Hương Giang
 
Nghệ sĩ hội tụ trong đêm “Thiên hạ thái bình” trên sông nước

Ánh sáng sân khấu chiếu rọi xuống mặt sông Hương làm sân khâu đêm hội lung linh huyền ảo lạ kỳ
 
Nghệ sĩ hội tụ trong đêm “Thiên hạ thái bình” trên sông nước

Người dân và du khách có thể vừa xem lễ hội và vừa ngắm cầu Trường Tiền sáng lấp lánh với ánh điện đủ loại màu
 
Nghệ sĩ hội tụ trong đêm “Thiên hạ thái bình” trên sông nước

Tái hiện lại đám cưới truyền thống của người dân xứ Huế những năm trước

Nghệ sĩ hội tụ trong đêm “Thiên hạ thái bình” trên sông nước

Múa lục cúng hoa đăng – một loại hình âm nhạc đặc sắc của xứ Huế
 
Nghệ sĩ hội tụ trong đêm “Thiên hạ thái bình” trên sông nước

Sự kết hợp giữa thi – ca – nhạc – họa và cảnh sinh hoạt thường ngày của người dân quê đã tạo nên một khung cảnh tuyệt đẹp mà rất riêng trong đêm hội
 
Nghệ sĩ hội tụ trong đêm “Thiên hạ thái bình” trên sông nước

Người dân vùng sông nước nhộn nhịp trong đêm hội
 
Nghệ sĩ hội tụ trong đêm “Thiên hạ thái bình” trên sông nước

Tái hiện cảnh người dân nông thôn kéo vó mưu sinh
 
Nghệ sĩ hội tụ trong đêm “Thiên hạ thái bình” trên sông nước

Hai vợ chồng ngồi nghỉ tại bến nước đầu làng sau khi đi làm đồng về
 
Nghệ sĩ hội tụ trong đêm “Thiên hạ thái bình” trên sông nước

Quăng chài ven sông bắt cá
 
Nghệ sĩ hội tụ trong đêm “Thiên hạ thái bình” trên sông nước

Gánh nước
 
Nghệ sĩ hội tụ trong đêm “Thiên hạ thái bình” trên sông nước

Xe chỉ
 
Nghệ sĩ hội tụ trong đêm “Thiên hạ thái bình” trên sông nước

Các em nhỏ được vui chơi thỏa thích trong không khí đất nước hàa bình, mùa màng tốt tươi
 
Nghệ sĩ hội tụ trong đêm “Thiên hạ thái bình” trên sông nước
Hàng vạn người dân và du khách đến xem lễ hội “Thiên hạ thái bình” kéo dài từ chân cầu Trường Tiền đến cầu Phú Xuân, thành phố Huế.

Ngọc Thụ - Đại Dương