Hoa hậu Thùy Lâm: Không biết chồng mình tuyệt đến vậy
“Trước đây, tôi không muốn đưa hình ảnh chồng con lên báo nhưng giờ tôi rất hạnh phúc, tự hào về gia đình mình và tôi muốn chia sẻ điều này. Khi chuẩn bị kết hôn, tôi chằng nghĩ anh ấy tuyệt vời đến vậy”, Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam chia sẻ.
Chồng tôi không phải là người lãng mạn và cho đến lúc này, anh ấy càng ít lãng mạn hơn. Thường khi yêu nhau, ai cũng thể hiện cái đẹp, sau khi lấy nhau mới lộ tật xấu ra, chúng tôi cũng có những tật xấu và biết từ khi còn yêu, kết hôn rồi cũng dần dung hòa được. Đúng là khi con ra đời, tôi chỉ chú tâm đến con và có xao lãng chồng. Anh ấy đôi khi cũng nhắc khéo: 'Bây giờ vợ chỉ lo cho con thôi, quên cả chồng rồi'. Tôi biết anh ấy không giận dỗi vì chúng tôi con quá trẻ, còn nhiều thời gian dành cho nhau.
Bây giờ chúng tôi ít đi ra ngoài với nhau, nhưng đi đâu cũng có con theo cùng. Bận rộn với con, tôi vẫn sắp xếp thời gian để ngồi chia sẻ với chồng về công việc, dành thời gian ăn cơm chung với anh ấy. Tôi đang cố gắng dung hòa sự thay đổi trong nhà, để gia đình được hạnh phúc trọn vẹn.
Nếu cho chọn lựa giữa tiền bạc, sự nổi tiếng với một người đàn ông thì tôi chọn người đàn ông. Còn nếu được chọn nữa, tôi muốn được tiếp tục sự nghiệp của mình. Tôi học trường Raffles International Collection, ngành quản trị kinh doanh (thời gian này, Thùy Lâm xin bảo lưu một năm để dành thời gian cho con) và là người có thể làm được nhiều thứ cùng lúc. Gia đình chồng kinh doanh bất động sản, tôi có thể giúp chồng làm những việc đó”.
Sẽ dạy con lấy chữ Đức và gia đình làm trọng
Thùy Lâm kể: “Khi có thai, tôi không lo lắng lắm. Mẹ tôi sinh chị em tôi dễ, nên tôi nghĩ mình cũng như mẹ. Hôm chuyển dạ, tôi bắt đầu đau bụng từ đêm nhưng mẹ tôi nói chưa sinh ngay được, còn đau nhiều cơn nữa. Tôi chịu đau đến 10h trưa hôm sau thì vào Bệnh viện Việt - Pháp (Hà Nội). Tôi sinh thường và có chồng ở bên cạnh suốt quá trình sinh nở.
Đêm đều tiên ở bệnh viện, bác sĩ không cho người nhà ở lại, chỉ có một mình tôi và Su. Nửa đêm, bé khóc rất to, tôi không biết phải làm thế nào nên cũng khóc theo con rồi gọi điện về cho chồng. Anh ấy bảo: 'Em bấm chuông gọi bác sĩ đi'. Bác sĩ vào cho Su ăn và thay bỉm, sau đó họ đặt Su nằm cạnh tôi. Bé ngọ nguậy một chút rồi ngủ đến sáng.
Về nhà, chúng tôi chưa có người giúp việc, tôi không dám tắm cho con nên 10 ngày đầu phải nhờ hộ lý về nhà tắm cho cháu để học theo. Đúng là những phút giây đầu tiên làm mẹ, tôi rất bỡ ngỡ và vụng về. Mấy đêm đầu mới về nhà, Su khóc suốt. Nghe con khóc, tay chân tôi cứ cuống quýt tít mù lên, không biết phải làm gì. Nhưng giờ thì nhắm mắt lại, tôi cũng biết mấy giờ con ăn, ngủ hay ị, tè”.
Tôi không hề sợ và thấy tự tin khi bế và cho con bú. Tôi còn biết cho con bú bình trong khi Lâm chưa biết cho con bú thế nào. Nhưng đúng là đêm đầu tiên khi đưa con về nhà là đêm... nhớ đời nhất. Vì hôm trước chăm vợ trong viện, tôi mất ngủ. Hôm sau lại thức trắng. Sáng đi làm, tôi nghĩ nếu con quấy mãi thế này chắc mình đuối quá. Nhưng trộm vía, Su không quấy nữa. Đêm bé thức để bú rồi ngủ, có ọ ẹ nhưng tôi cũng không quá lo lắng đến mất ngủ”.
Thủy Lâm quan niệm: “Trẻ phải có đạo đức và giữ được nếp sống của gia đình là điều quan trọng nhất. Tôi không nhất thiết phải cho con học trường quốc tế. Tôi thấy hàng xóm nhà tôi, những đứa trẻ học trường quốc tế chỉ thích chơi với nhau. Chúng có sự phân chia rõ ràng với những đứa trẻ nhà nghèo. Những đứa mặc đồ không đẹp là chúng không chơi.
Dù gia đình có điều kiện, tôi cũng không muốn cho con mặc hàng hiệu, không phải con muốn làm gì được nấy. Con tôi sẽ chơi với tất cả các bạn dù nghèo khó hay giàu sang, không có sự phân biệt. Bản thân vợ chồng tôi đều không quá kỳ vọng vào con mình. Chồng tôi nói rằng, đầu tiên phải tùy thuộc vào bản thân con trường thành như thế nào. Sau đó nếu con ngoan, học hết cấp II, bố Su sẽ cho Su qua Mỹ học.
Chồng tôi bảo, sau này Su lớn, nếu con hư, anh ấy có đánh thì nhất định tôi hay ông bà không được căn ngăn. Trong cách dạy dỗ con, tôi rất tin tưởng vào chồng mình. Có những hôm con quấy khóc, chồng tôi nói: 'Em cứ ra ngoài nghỉ đi, để anh chăm con'. Mọi người trong nhà đều chung quan điểm, ông bà, cô dì chú bác chỉ là người góp ý thôi, còn bố mẹ mới là người trực tiếp dạy dỗ”.
Luôn mong sẽ hạnh phúc hơn đời mẹ
Chia sẻ về gia đình, Thùy Lâm kể: “Bố mẹ ly hôn năm tôi 11 tuổi, đang học lớp 6. Họ chia tay rất nhẹ nhàng. Chị em tôi đều ở cùng mẹ cho đến ngày tôi đi lấy chồng. Có những thiệt thòi, nhưng tôi vẫn thấy may mắn vì dù bố mẹ chia tay, cả hai người đều có trách nhiệm với chị em tôi.
Tôi nhớ hồi nhỏ, có lúc rất buồn, hờn dỗi này nọ vì ba có gia đình riêng. Nhưng mỗi gia đình đều có số phận riêng. Ba mẹ xa nhau, tôi dần quen với việc không có ba thường xuyên bên cạnh. Tôi không được như các bạn cùng trang lứa là ngày nào cũng được gặp ông. Mỗi tuần ba đến thăm, chúng tôi mới được gặp. Nhưng những sự kiện lớn trong cuộc sống của tôi như tốt nghiệp, thi hoa hậu... ba lúc nào cũng có mặt. Khi tôi lấy chồng, từ lúc nhà trai dạm hỏi đến đám cưới, ba tôi đều có mặt. Đứng trên sân khâu, nếu không biết, ai cũng nghĩ chúng tôi là một gia đình trọn vẹn, hạnh phúc. Tôi thấy ít có gia đình nào ba mẹ đã chia tay mà còn được như vậy”.
Thùy Lâm cũng hào hứng khi nói về hạnh phúc mới của mẹ: “Năm 2005 mẹ mới có một người đàn ông chính thức. Người đó rất thương yêu mẹ và chăm lo cho hai chị em tôi, như thế đã đủ rồi. Người đàn ông sau của mẹ, chúng tôi gọi là Đại Tá và xưng con. Mẹ và Đại Tá lúc đầu chỉ là bạn, quen nhau lâu rồi mới kết hôn. Chúng tôi hay tâm sự, hỏi han ông những lúc cần thiết, mọi người sống vui vẻ và khá thân thiết. Riêng tôi, từ bé đến giờ, mẹ vẫn là người tôi chia sẻ và gắn bó nhiều nhất.
Gần đây mẹ mới quyết định kết hôn với Đại Tá. Mẹ có hỏi tôi nghĩ như thế nào. Tôi nói, nếu điều này khiến mẹ sống vui hơn, người đàn ông đó có thể chăm sóc tốt cho mẹ thì con ủng hộ. Khi ấy tôi nghĩ, sau này tôi và em gái có gia đình riêng, người thân thiết với mẹ chỉ còn Đại Tá. Tình cảm mẹ con khác tình cảm vợ chồng, tôi nghĩ mẹ cần tình cảm của một người đàn ông. Đại Tá là người chu đáo, rất ân cần và chăm sóc từng chút cho gia đình.
Còn khi bé, tôi có những suy nghĩ rất ích kỷ, sợ bị san sẻ tình cảm. Lớn lên, tôi mới hiểu rằng, ba mẹ cảm thấy hạnh phúc thì đó chính là điều hạnh phúc của mình. Sau này, có gia đình riêng, có hạnh phúc riêng, tôi nhận ra mình không thể ích kỷ. Nhiều năm sống bên mẹ, biết bà phải gánh vác những chuyện lớn bé trong gia đình, thấy thương vô cùng”.
Theo Mốt&Cuộc Sống