1. Dòng sự kiện:
  2. Thanh Thủy đăng quang Hoa hậu Quốc tế 2024
  3. Bê bối tình dục chấn động của "ông trùm" Diddy

Chinh phục: Góc nhìn khác về “bác học nhí”

Với những câu hỏi đa dạng về chủ đề, độc đáo về nội dung, sân chơi trí tuệ “Chinh Phục” đang mang đến những góc nhìn mới về học sinh THCS Việt Nam – những em nhỏ thường được mang danh “biết tất” về kiến thức sách vở nhưng hầu như trống rỗng về văn hóa xã hội.

Các thí sinh Chinh Phục đã và đang dần phá vỡ định kiến ấy của người lớn về trí thông minh của trẻ em- giới hạn của “học giỏi” không chỉ là trên ghế nhà trường. Sau những số đầu lên sóng, “Chinh Phục” được cho là một chương trình mang nặng tính học thuật khi một trò chơi trí tuệ trên truyền hình chỉ vỏn vẹn gần 45’ nhưng sử dụng tới hơn 200 câu hỏi. Khán giả xem chương trình thường bị cuốn theo tốc độ trả lời và cả phản ứng của mỗi thí sinh trong các vòng thi. Sự “choáng ngợp” về tốc độ và kiến thức khiến không ít người xem đã đặt ra câu hỏi: “Liệu ban tổ chức đã có cẩm nang ôn luyện cho thí sinh, không làm sao các học sinh THCS bây giờ có thể giỏi đến như thế?”
Chinh phục: Góc nhìn khác về “bác học nhí”
 

Nhìn nhận một cách khách quan, lượng kiến thức mà Chinh Phục mang đến trong một chương trình không hề nhỏ, nhưng bản thân người trong cuộc – các thí sinh tham gia lại không hề cảm thấy quá tải.

Em Lê Như Quỳnh, trường THCS Mỹ Hòa chia sẻ: “Những câu hỏi và chủ đề của Chinh Phục đan xen giữa kiến thức xã hội và cả trên trường lớp nên không hề gây nhàm chán trong quá trình thi. Thậm chi có rất nhiều chủ đề về giới trẻ và tuổi teen gần với sở thích của lứa tuổi bọn em nữa” hay em Nguyễn Tiến Huy, lớp 8 trường THCS Lê Ngọc Hân nói: “Em thấy chương trình rất thú vị và bổ ích. Tham gia chương trình giúp em được làm quen với các bạn trên mọi miền Tổ Quốc và tiếp thu thêm nhiều điều bổ ích cũng như kiểm tra lại những gì mình đã học trên trường lớp.” 
Chinh phục: Góc nhìn khác về “bác học nhí”

Thậm chí, những câu hỏi mà người lớn đánh giá mang tính học thuật quá cao mà ngay cả những chuyên gia nhiều khi cũng phải “lắc đầu lè lưỡi” lại giúp các thí sinh giành điểm và trở thành quán quân, ví dụ như “Nền văn minh Maya sử dụng hệ đếm nhị phân và gì nữa?” (Ngũ phân) hay “Nêu tên chiếc kính thiên văn không gian được phóng lên năm 1990 mang tên một nhà thiên văn học người Mỹ” (Hubble)

Chính chủ đề sở trường cũng thể hiện rất rõ hiểu biết và sự quan tâm đến kiến thức của thí sinh không chỉ bó hẹp trong nhà trường mà bao gồm rất nhiều các vấn đề về xã hội, khoa học. Đến với Chinh Phục, các thí sinh không chỉ thể hiện sự quan tâm và yêu thích với kiến thức mà còn thể hiện về sự hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực mình đam mê chứ không đơn thuần chỉ là cái nhìn bề nổi bên ngoài. Như em Lê Châu Hồng Phát, lớp 9 trường Chu Văn An, Bình Dương đăng ký chủ đề Hố đen vũ trụ, Nguyễn Chí Trung Kiên, lớp 9 trường THCS Đặng Thai Mai, Nghệ An đăng ký chủ đề Beatbox, Bạch Khải Minh lớp 9 trường THCS Kim Đồng, Tp Hồ Chí Minh đăng ký chủ đề về Abraham Lincoln, em Tôn Nữ Mỹ Khánh, lớp 8 trường THCS Nguyễn Tri Phương Huế có chủ đề sở trường về Ẩm thực Pháp …
Chinh phục: Góc nhìn khác về “bác học nhí”

Phải chăng chính người lớn mới đang áp đặt cách nhìn của bản thân về trí thông minh và cách lí giải vấn đề của các em nhỏ và đề ra những áp đặt về cách học, cách dạy và cả cách tiếp thu kiến thức một chiều?

Thực tế, không chỉ tham gia Chinh Phục, các thí sinh của chương trình còn được biết đến với rất nhiều những tài lẻ đáng ngưỡng mộ. Em Ngô Hoàng Long, lớp 8 trường THCS Lê Ngọc Hân, Hà Nội đã đạt giải nhì chơi đàn ghi ta quốc gia và giải tư của khu vực Đông Nam Á, em Hoàng Thạch Giang, lớp 9, trường THCS Lê Hồng Phong – CTV cho đài PTTH Quảng Nam QRT, em Vũ Tuấn Anh và Nguyễn Nam lớp 8 trường THCS Chu Văn An, Hà Nội đạt giải 3 về làm phim ngắn cấp thành phố, em Kiều Minh Huyền, lớp 8 trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hà Nội có kịch bản được Panasonic dựng thành phim và nhận giải tại Singapore…

Bên cạnh đó, khán giả và đặc biệt là các em nhỏ luôn háo hức chờ đợi một “đặc sản” chỉ có “Chinh Phục”, đó là câu hỏi trực quan đến từ giáo sư Biết Hết. Hình ảnh giáo sư tưng tửng mang đến một luồng gió mới về cách học và chơi, chơi và học. Kiến thức mà các thí sinh được học là bắt nguồn từ sự yêu thích, hứng khởi chứ không dừng lại chỉ nghe và đọc hiểu. Từ những thí nghiệm trực quan có thể dễ dàng thực hiện tại nhà như núi lửa tự chế, cách pha màu…đến những câu hỏi về văn hóa như nghệ thuật tuồng, văn hóa Nam Bộ, nhảy Hiphop … được thể hiện ngay trên sân khấu nhằm khơi dậy trong các thí sinh niềm đam mê và tò mò với những tri thức mới.
Chinh phục: Góc nhìn khác về “bác học nhí”

Không chỉ tự tin thể hiện vốn sống và khả năng hiểu biết của bản thân, các thí sinh Chinh Phục đang dần phá vỡ định kiến của người lớn về trí thông minh của trẻ em – giới hạn của “học giỏi” không chỉ trên ghế nhà trường mà còn là trong kiến thức về xã hội. “Bác học nhí” đã không chỉ là danh xưng giành cho các cô bé, cậu bé đeo mắt kính suốt ngày chăm chăm vào sách vở mà đó là những học sinh của xã hội mới, thông minh, bản lĩnh và tài năng trên mọi lĩnh vực.

Hãy cùng đón xem Cuộc thi số 13 của “Chinh Phục” – Vietnam’s Brainiest Kid với chủ đề “Trẻ em” để tiếp tục hành trình tìm kiếm học sinh THCS thông minh và bản lĩnh nhất Việt Nam mùa giải đầu tiên. Chương trình phát sóng vào lúc 21h05, tối thứ Tư, ngày 12/03/2014 trên kênh VTV6 và phát lại vào lúc 16h00, chiều Chủ Nhật, ngày 16/03/2014 trên kênh VTV3.

 KM

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm