Ba loại dầu thực vật cần có trong gian bếp người nội trợ nên biết
(Dân trí) - Dầu hạt hồ đào (hạt óc chó), hạt lanh và dầu ô liu được xem là 3 loại dầu hàng đầu về dinh dưỡng thiết yếu rất tốt cho sức khỏe mà bạn có thể dùng trong bữa ăn gia đình hàng ngày.
1. Dầu hạt hồ đào:
Chúng ta đã nghe nói nhiều về loại hạt được ví như là vua các loại hạt mà người Việt quen gọi là hạt quả óc chó (walnut), thực sự hạt quả óc chó cũng như chế phẩm của nó đã được người dân các nước Châu Âu đem vào khẩu phần ăn như một phần không thể thiếu bởi các lợi ích của nó mang lại từ xa xưa.
Tự nhiên, hạt quả óc chó đã mang hình thù giống như não bộ của con người, các vi chất được tìm thấy như Vitamin (A, C, E, B1, B2, B3, Niacin), khoáng chất (kẽm, đồng, i ốt, canxi, magie, sắt, phốt pho, coban), Axit bõa hòa, Omega-3, Omega-6, ... đều có tác dụng tích cực đến hoạt động của não bộ. Ưu điểm thành phần giàu dưỡng chất tự nhiên dễ dàng hấp thụ nên rất tốt cho chế độ dinh dưỡng dành cho trẻ em hay phụ nữ trong thời kỳ mang thai, người già, người suy kiệt do mới ốm dậy giúp cải thiện sức khỏe và phòng ngừa các bệnh tim mạch, ổn định huyết áp, đột quỵ v.v....
Nếu được kết hợp với chế độ ăn trong thời gian dài, dầu hạt óc chó sẽ giúp cơ thể cân bằng, tăng cường sức khỏe, sức đề kháng. Ngoài ra nguồn dưỡng chất Omega-3 và các vi chất tự nhiên đặc biệt có lợi cho thai nhi trong giai đoạn thai kỳ, thúc đẩy sự phát triển đại não và hệ thần kinh của nhai nhi cũng như trẻ nhỏ đang trong giai đoạn ăn dặm.
2. Dầu hạt Lanh:
Được chiết xuất từ hạt của cây lanh có tên tiếng anh là flax seed, hạt lanh có bề ngoài vỏ cứng, vỏ của hạt lanh trơn, bóng. Hạt lanh khá đa dạng về màu sắc, từ nâu đỏ, đến vàng sẫm màu sắc của hạt lanh tùy thuộc vào màu sắc của cây giống.
Dầu hạt Lanh rất thông dụng ở các nước ôn đới và đã bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam một vài năm trở lại đây, trong hạt Lanh có axit béo Alpha-Linolenic Axit thiết yếu (ALA), từ những chất béo này cơ thể sẽ chuyển hóa thành axit eicosapentaenoic (EPA), axit docosahexaenoic (DHA). Ngoài các chất béo trong dầu hạt lanh còn có các vitamin, khoáng chất: B1, B2, C, E, carotene (một dạng của vitamin A), magiê, phốt pho, kali và canxi, v.v... Chính vì vậy dầu hạt Lanh được thêm vào sen kẽ các loại dầu khác trong khẩu phần ăn hàng ngày không đơn thuần là bổ sung dưỡng chất mà bởi công dụng phòng chống, chuyển hóa, đào thải các chất độc không mong muốn cũng như hỗ trợ điều trị, bệnh cao huyết áp, bệnh Gout và đặc biệt là chống ung thư với một số liệu pháp thay thế.
3. Dầu ô liu (Olive):
Gần như không có bà nội trợ, người phụ nữ nào lại không biết đến dầu ô liu. Không giống như các loại dầu chiết xuất từ các loại hạt, ngũ cốc, dầu ô liu chiết xuất từ quả nhưng vẫn chứa nhiều dưỡng chất, chất béo không bão hòa, dầu ô liu tác dụng tập trung đến cơ quan tiêu hóa đem lại cho cơ thể những lợi ích như: Nâng cao sức khỏe tim mạch, điều hòa huyết áp, giảm nguy cơ trầm cảm, chắc khỏe tóc, kiểm soát cân nặng, rất tốt cho quá trình trao đổi chất của cơ thể,... Đồng thời trong quả ô liu có chứa các axit béo, các vitamin A, D, F, K rất có lợi cho da, đặc biệt là những bạn có làn da khô, vì vậy dầu oliu ngoài công dụng chế biến thực phẩm còn có thể sử dụng trong các liệu trình làm đẹp.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm cùng loại với các nhà sản xuất khác nhau, tùy thuộc nhu cầu sử dụng chúng ta có thể có những chọn lựa phù hợp tuy nhiên để thực sự có được sản phẩm tốt đúng chất lượng như mong muốn đôi khi ngoài giá thành, cũng cần lưu ý đến các yếu tố cơ bản như:
- Độ đậm đặc (Có thể quan sát bằng mắt thường, những chai dầu đóng trong chai thủy tinh trong suốt giúp ta có cảm nhận thực tế tốt hơn).
- Nguồn gốc tự nhiên không pha trộn (Độ sánh của dầu).
- Chất bảo quản (Hạn sử dụng ngắn, hiện tượng chất lắng ở đáy chai khi đã mở nắp thời gian dài đôi khi cho ta thấy sản phẩm không được cho thêm chất bảo quản)
- Nguồn gốc xuất xứ cũng là một yếu tố đem đến chất lượng như sản phẩm dầu ô liu của Hy Lạp và các nước Trung đông, dầu hạt Lanh, dầu hạt quả óc chó của Nga và các nước Đông Âu.
- Ngoài ra cũng cần lưu ý đến các sản phẩm đã được cấp phép của cơ quan quản lý.
Hơn nữa để có được dầu đảm bảo chất lượng tốt nhất khi sử dụng chúng ta cũng phải chú ý đến các yếu tố như thời gian sử dụng, nhiệt độ bảo quản, bởi vì điều đó có thể ảnh hưởng chất lượng dầu.
Huyền Anh
Theo MC