Quán bánh đa "chờ", ngày bán hơn 200 bát gần 30 năm tuổi ở Hà Nội

Toàn Vũ

(Dân trí) - Quán bánh đa cua ở chợ Châu Long đã bán được gần 30 năm, được nhiều thực khách gọi với cái tên "quán bánh đa chờ" bởi khi tới vào giờ cao điểm trưa, phải đứng chờ tới lượt mới có chỗ ngồi ăn.

Quán bánh đa chờ, ngày bán hơn 200 bát gần 30 năm tuổi ở Hà Nội - 1

Quán miến, bánh đa cua 30 năm tuổi của chị Phạm Thị Kim Phượng (46 tuổi) tại khu chợ Châu Long (phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội) là địa chỉ quen thuộc với nhiều người dân trong khu vực, nhân viên công sở, học sinh, sinh viên.

Quán bánh đa chờ, ngày bán hơn 200 bát gần 30 năm tuổi ở Hà Nội - 2

11h30 - 12h30 trưa là thời điểm quán đông nhất, khách ra vào tấp nập. Một mình chị Phượng bán hàng nên thực khách thường phải chờ đợi 5 - 10 phút. Theo chị Phượng, mỗi ngày quán bán khoảng 200 suất.

Quán bánh đa chờ, ngày bán hơn 200 bát gần 30 năm tuổi ở Hà Nội - 3

"Trái tim" của quán miến, bánh đa cua này là nồi nước dùng sôi sục, đầy ú gạch cua và thơm mùi hành phi. "Nước dùng chỉ được nấu từ gạch cua chứ không ninh xương như các nơi khác. Cua mùa nào béo thì tôi ninh ít, độ tháng 7 đến tháng 9 cua gầy thì phải dùng nhiều cua hơn", chị Phượng cho hay.

Quán bánh đa chờ, ngày bán hơn 200 bát gần 30 năm tuổi ở Hà Nội - 4

"Ngày trước, mẹ tôi bán canh bún. Năm 1994, khi 17 tuổi, tôi bán hàng thay mẹ. Dần dần tôi chuyển sang món bánh đa cua, cải biến sao cho phù hợp với ẩm thực người Hà Nội", chị Phượng cho biết thêm.

Quán bánh đa "chờ", ngày bán hơn 200 bát gần 30 năm tuổi ở Hà Nội

Quán bánh đa chờ, ngày bán hơn 200 bát gần 30 năm tuổi ở Hà Nội - 5

Quán phục vụ miến, bánh đa trộn hoặc nước, tùy yêu cầu của thực khách. Một phần đầy đủ gồm riêu cua, bò, giò, chả cá, rau cần, rau cải có giá 50.000 đồng.

Quán bánh đa chờ, ngày bán hơn 200 bát gần 30 năm tuổi ở Hà Nội - 6

Nhiều thực khách gọi quán là "bánh đa chờ" bởi nếu đến vào giờ cao điểm thường phải đợi tới lượt, khách này rời đi, khách khác ngồi thế chỗ lập tức.

Quán bánh đa chờ, ngày bán hơn 200 bát gần 30 năm tuổi ở Hà Nội - 7

Hợp khẩu vị và giá cả phải chăng nên quán được nhiều bạn trẻ yêu thích, quay video chia sẻ trên mạng xã hội. Do đó, chị Phượng ngày càng đông khách, thậm chí đón cả thực khách nước ngoài.

Quán bánh đa chờ, ngày bán hơn 200 bát gần 30 năm tuổi ở Hà Nội - 8

Về mặt nguyên liệu, bánh đa hay miến trộn gồm giò tai, chả cá, hành phi, thịt bò, rau, gạch cua, rau muống, rau cần và giá sống...

Quán bánh đa chờ, ngày bán hơn 200 bát gần 30 năm tuổi ở Hà Nội - 9

Chị Chính (áo hồng), trước làm ở gần quán bánh đa nên hay tới để ăn trưa. Hiện tại, chị Chính đã chuyển chỗ làm ở đường Đào Tấn (Ba Đình, Hà Nội) cách khá xa quán nhưng vẫn tới thưởng thức bánh đa cua." Về mặt nguyên liệu và cách thức làm cơ bản, có lẽ không có sự khác biệt quá lớn so với các hàng bánh đa trộn khác gồm giò tai, chả cá, hành phi, thịt bò, rau, gạch cua, rau muống, rau cần và giá sống. "Quán bánh đa cua ở đây khá ngon, với một bát đầy đủ có thịt bò, giò ăn vừa miệng. Tuy nhiên, vào giờ trưa thì phải đợi lâu khoảng 10 - 15 phút mới tới lượt", chị Chính chia sẻ.

Quán bánh đa chờ, ngày bán hơn 200 bát gần 30 năm tuổi ở Hà Nội - 10

Món bánh đa trộn đắt khách vào những ngày nắng nóng.

Quán bánh đa chờ, ngày bán hơn 200 bát gần 30 năm tuổi ở Hà Nội - 11

Quán mở cửa từ lúc 11h tới khoảng 17h chiều. Khách đông nhất vào khoảng 12h30 phút, thực khách lưu ý đến ăn sớm hoặc muộn hẳn để không phải chờ chỗ ngồi hay tới lượt thưởng thức bánh đa, miến cua.

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm