Những ngôi chùa phật giáo nổi tiếng nhất thế giới
(Dân trí) - Phật Giáo là tôn giáo lớn nhất thế giới được thành lập ở miền đông bắc Ấn độ từ thế kỉ thứ 5 trước Công nguyên với hàng trăm triệu Phật tử trên khắp thế giới. Và đây là những ngôi chùa Phật giáo mà bất kì ai cũng phải trầm trồ vì vẻ đẹp của chúng.
10. Chùa Haeinsa
Haeinsa (hay còn gọi là ngôi chùa của sự phản chiếu biển êm đềm) là một chùa phật giáo quan trọng nhất Hàn Quốc. Chùa xây lần đầu vào năm 802 và xây lại vào thế kỉ thứ 19 sau khi nó bị cháy trong một hỏa hoạn vào năm 1817. May mắn thay, báu vật quý giá nhất, một bản sao của kinh Phật viết trên 81,258 bản khắc gỗ, vẫn còn nguyên vẹn sau đám cháy.
9. Wat Arun
Nằm bên bờ Thonburi của sông Chao Phraya, Wat Arun là một trong những thắng cảnh nổi tiếng nhất và lâu đời nhất của Bangkok, Thái Lan. Ngôi chùa là đại diện hoàn hảo núi Meru, trung tâm vũ trụ trong học thuyết Phật giáo. Wat Arun đẹp nhất là vào buổi chiều tối, khi hoàng hôn lặn xuống phía đằng sau nó.
8. Pha That Luang
Nằm ở Vientiane, Pha That Luang (Bảo tháp lớn ở Lào) là một trong những di tích quan trọng nhất của đất nước triệu voi. Bảo tháp này có rất nhiều tầng với mỗi cấp độ đại diện cho một sự giác Phật giáo. Mức thấp nhất là thế giới vật chất, mức cao nhất là thế giới hư vô. Ngôi chùa đã bị phá hủy bởi cuộc xâm lược Xiêm La vào năm 1828, sau đó được người Pháp xây dựng lại vào năm 1931.
7. Jokhang
Chùa Jokhang ở Lhasa là địa chỉ thiêng liêng nhất trong phật giáo Tây Tạng, thu hút hàng nghìn người hành hương mỗi năm. Ngôi chùa được xây bởi Vua Songtsän Gampo vào thế kỉ thứ 7. Nó bao phủ một diện tích rộng đến 25.000 mét vuông.
6. Chùa Todaiji
Todaiji nằm ở Nara, là một trong những chùa Phật giáo có ý nghĩa và nổi tiếng nhất ở Nhật Bản. Ngôi chùa được hoàng đến Shomu xây vào thế kỉ thứ 8 với vai trò là ngôi chùa hàng đầu trong các ngôi chùa Phật giáo của Nhật Bản. Ngày nay, chỉ còn lại một phần kiến trúc ban đầu của chùa Todaiji. Đại sảnh Phật Daibutsuden, được xây phần lớn từ năm 1709. Nó là nơi lưu giữ bức tượng Phật lớn nhất của Nhật Bản và là tòa nhà bằng gỗ lớn nhất thế giới, mặc dù nó chỉ còn 2/3 diện tích kiến trúc ban đầu.
5. Boudhanath
Nằm ở ngoại ô Kathmandu, Boudhanath là một trong những bảo tháp lớn nhất thế giới. Đây là trung tâm của Phật giáo Tây Tạng ở Nepal và nhiều người tị nạn từ Tây Tạng đã định cư ở đây trong vài thập kỷ qua. Nó nổi tiếng nhất với các đôi mắt Phật có trên tất cả bốn mặt của tháp. Bảo tháp hiện tại được cho là có niên đại từ thế kỷ 14, sau khi ngôi đền trước đó bị phá hủy bởi quân xâm lược Mughal.
4. Chùa Mahabodhi Temple
Chùa Mahabodhi (Đại Giác Ngộ) là một bảo tháp Phật giáo ở Bodh Gaya, Ấn Độ. Khu phức hợp chính chứa một hậu duệ của cây Bồ Đề nguyên thủy mà theo đó Phật Gautama đã đạt được giác ngộ và là nơi linh thiêng nhất trong Phật giáo. Khoảng 250 năm sau khi Đức Phật đạt được Giác ngộ, Hoàng đế Asoka đã xây dựng một ngôi đền ngay tại chỗ đó. Ngôi đền hiện tại có niên đại từ thế kỷ thứ 5 đến thế kỷ thứ 6.
3. Chùa Shwedagon
Chùa Shwedagon (hay Chùa Vàng) ở Yangon, là ngôi đền Phật giáo linh thiêng nhất ở Miến Điện. Nguồn gốc của Shwedagon không được xác định rõ nhưng người ta ước tính rằng chùa được xây dựng lần đầu tiên trong thời kỳ Bagan, khoảng giữa thế kỷ thứ 6 và thứ 10 sau Công nguyên. Khu phức hợp đền có các tòa tháp lấp lánh, đầy màu sắc nhưng trung tâm của sự chú ý là tòa tháp chính cao 99 mét được bao phủ hoàn toàn bằng vàng.
2. Bagan
Bagan, nằm bên bờ sông Ayerwaddy, là quy tụ nhiều nhất các ngôi chùa Phật giáo, bảo tháp và tàn tích cổ của thế giới. Đó là thủ đô của rất nhiều vị vua cổ đại của Miến Điện, họ đã xây dựng khoảng 4.400 ngôi đền trong thời kì đỉnh cao của vương quốc (từ năm 1000 đến 1200 sau Công Nguyên). Năm 1287, vương quốc rơi vào tay người Mông Cổ Kublai Khan. Bagan không còn được là trung tâm chính trị của Miến Điện nhưng nó vẫn tiếp tục phát triển như một trung tâm Phật giáo của châu Á.
1. Borobudur
Tọa lạc trên đảo Java của Indonesia, 40 km về phía tây bắc của Yogyakarta, Borobudur là ngôi chùa Phật giáo lớn nhất và nổi tiếng nhất trên thế giới. Borobudur được xây dựng từ 2 triệu khối đá trong khoảng thời gian 75 năm vào thế kỷ 8 và 9 dưới thời vương quốc Sailendra. Chùa đã bị bỏ hoang vào thế kỷ 14 vì những lý do bí ẩn và trong nhiều thế kỷ nằm ẩn trong rừng dưới lớp tro núi lửa.
Hữu Nguyên (Tổng hợp)