Ký ức tuổi thơ bên nồi bánh chưng xanh

(Dân trí) - Cho đến bây giờ, trong tâm trí nhiều người vẫn không thể quên những kỷ niệm thơ ấu xung quanh nồi bánh chưng ngày Tết. Cảm giác háo hức của một đứa trẻ lon ton chạy theo mỗi bước chân của bố mẹ đang hối hả cho các công việc ngày Tết.

Không biết tự bao giờ, món bánh chưng đã trở thành thứ không thể thiếu trên bàn thờ tổ tiên, là món ăn đặc trưng trong ngày Tết. 

Vài ngày giáp tết, bếp lửa nhà nào nhà nấy của người dân Việt đều ấm áp nồi bánh chưng xanh.

Theo truyền thuyết, bánh chưng có từ thời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi phá xong giặc Ân
Theo truyền thuyết, bánh chưng có từ thời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi phá xong giặc Ân

Sự quây quần của các thành viên trong gia đình bên nồi bánh chưng ngày Tết như sự sum họp, gần gũi và ấm áp của tình thân. Mọi người cùng nhau háo hức đợi chờ bánh chín giống như háo hức ngày xuân đầu tiên của năm mới với những niềm vui mới, hạnh phúc mới.

Cho đến bây giờ, trong tâm trí nhiều người vẫn không thể quên những kỷ niệm thơ ấu xung quanh nồi bánh chưng ngày Tết. Cảm giác háo hức của một đứa trẻ lon ton chạy theo mỗi bước chân của bố mẹ đang hối hả cho các công việc ngày Tết.

Có biết bao nhiêu thứ phải chuẩn bị: nào thịt, nào giò chả, dưa hành…, nào là đi chợ sắm Tết… Nhưng có lẽ cầu kì nhất là chuẩn bị những chiếc bánh chưng.

Nấu bánh chưng là một kỷ niệm ăn sâu vào ký ức mỗi người khi Tết đến

Để có được những chiếc bánh chưng vuông vắn, ăn ngon thường phải mất từ 1 - 2 ngày với rất nhiều công đoạn.

Theo truyền thuyết, bánh chưng có từ thời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi phá xong giặc Ân
Nồi bánh chưng được đặt lên bếp củi cháy trong góc vườn, đổ nước đầy nồi rồi luộc bánh trên bếp củi bập bùng giữa ngày xuân sang

Vào những ngày 27, 28 Tết, các gia đình đã bắt đầu gói bánh chưng. Trước đó, các bà, các mẹ ai nấy đều tấp nập đi chợ mua gạo nếp thơm, đỗ xanh, thịt lợn, lá dong và một số vật dụng khác.

Lũ trẻ con ngồi bên bố mẹ, ông bà, bắt chước gói bánh. Mỗi đứa tự tay gói những chiếc bánh cho riêng mình. Đứa nào thích đậu cho thêm đậu, đứa nào thích ăn thịt, cho thật nhiều thịt. Bánh gói mỗi đứa một kiểu rồi tự đánh dấu để cho vào nồi.

Bánh chưng gói xong, còn thừa gạo, thừa đậu, lại làm những chiếc bánh chưng nhỏ cho lũ trẻ.

Nồi bánh chưng được đặt lên bếp củi cháy trong góc vườn, đổ nước đầy nồi rồi luộc bánh trên bếp củi bập bùng giữa ngày xuân sang.

Khi nấu trong một thời gian khá dài thường trên 10 tiếng, phải để lửa râm râm, bánh mới ngon. Nấu bằng lò gas, tuy nhanh, nóng quá cũng sẽ không ngon.

Vì được gói bằng lá dong, bánh chưng vừa xanh vừa đẹp, thơm hơn lá chuối. Phải gói thật kín, không cho nước vào trong, bánh mới ngon. Lạt phải buộc thật chật, chắc; gói lỏng tay, ăn không ngon. Song nếu chắc quá, bánh cũng không ngon.

Theo truyền thuyết, bánh chưng có từ thời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi phá xong giặc Ân.Vua muốn truyền ngôi cho con, nhân dịp đầu xuân, mới hội các con mà bảo rằng: ”Con nào tìm được thức ngon lành để bày cỗ có ý nghĩa hay thì ta truyền ngôi cho”

Các con trai đua nhau kiếm của con vật lạ, hy vọng được làm vua. Người con trai thứ mười tám của Hùng Vương thứ 6 là Lang Lèo (tên chữ gọi là Tiết Liêu), tính tình thuần hậu, chí hiếu, song vì mẹ mất sớm, không có người mẹ chỉ vẽ cho, nên rất lo lắng không biết làm sao, bỗng nằm mơ thấy Thần Đèn bảo: ”Vật trong trời đất không có gì quí bằng gạo, là thức ăn nuôi sống người. Nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng trưng Trời Đất. Lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột để tượng hình cha mẹ sinh thành.

Từ bao đời nay, dù kinh tế dẫu còn khó khăn nhưng những thứ đó thì không thể thiếu. Dù làm lụng vất vả cả năm nhưng đến tết người dân Việt vẫn cố chuẩn bị đầy đủ những món ăn ngon đặc biệt là bánh chưng để cúng ông bà, tổ tiên như thể thể hiện sự kính trọng của truyền thống uống nước nhớ nguồn.

Minh Phan

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm