Hồ nước từ “khe nứt Trái Đất” giữ hai kỷ lục thế giới

(Dân trí) - Nằm trong vùng thiên nhiên hoang dã, hồ Baikal chiếm đồng thời hai kỷ lục về hồ nước ngọt sâu nhất và lớn nhất trên hành tinh.

Hồ Baikal, còn được biết tới với cái tên Biển Hồ thiêng, nằm ở phía Nam Siberia, thuộc Nga. Hồ có diện tích 31,722km2 với độ sâu 1.642. Đây là hồ nước ngọt cao tuổi nhất thế giới, ra đời cách đây 25 - 30 triệu năm về trước từ một vết đứt gãy của vỏ Trái đất.

Hồ nước Baikal là hồ nước ngọt sâu nhất và lâu đời nhất thế giới

Hồ nước Baikal là hồ nước ngọt sâu nhất và lâu đời nhất thế giới

Hồ nước Baikal là hồ nước ngọt sâu nhất và lâu đời nhất thế giới

Trữ lượng nước ngọt ở đây tương đương 20% lượng nước ngọt chưa đóng băng trên thế giới và 90% nếu chỉ tính ở riêng Nga. Trong trường hợp tất cả nguồn nước ngọt khác trên Trái đất cạn kiệt, nước ở hồ Baikal cũng đủ cho cả nhân loại dùng trong vòng 40 năm.

Hồ nước Baikal là hồ nước ngọt sâu nhất và lâu đời nhất thế giới


Hồ nước Baikal là hồ nước ngọt sâu nhất và lâu đời nhất thế giới

Điểm độc đáo mà chỉ có hồ Baikal đang sở hữu chính là khả năng phát triển, mở rộng "thần kỳ" của nó. Theo tính toán của các nhà khoa học, mỗi năm, hồ Baikal “lớn thêm” khoảng 2cm.

Với chiều sâu hơn 1km, đây là hồ sâu nhất thế giới với trữ lượng 23 tỉ m3 nước, nhiều hơn toàn bộ số nước trong hệ thống Ngũ hồ lớn ở Bắc Mỹ. Có hơn 300 nhánh sông đổ vào hồ Baikal, tuy nhiên chỉ có duy nhất sông Angara đưa nước ra khỏi hồ, đổ vào Bắc Băng Dương. Nước hồ trong đến mức bạn có thể nhìn được sâu xuống đáy tới hơn 40m.

Các chuyên gia cho rằng không ngoa nếu nói nước hồ Baikal gần như nước cất


Các chuyên gia cho rằng không ngoa nếu nói nước hồ Baikal gần như nước cất

Các chuyên gia cho rằng không ngoa nếu nói nước hồ Baikal gần như nước cất

Giống như phần lớn các nơi khác trên đất nước Nga, nhiệt độ ở hồ Baikal khá thấp, có địa điểm xuống tới -19 độ C vào mùa đông. Đặc biệt, nước ở hồ Baikal vô địch về sự tinh khiết.

Khung cảnh hồ vẫn giữ nguyên nét hoang sơ


Khung cảnh hồ vẫn giữ nguyên nét hoang sơ

Khung cảnh hồ vẫn giữ nguyên nét hoang sơ

Ngoài ra, hồ Baikal còn sở hữu hệ động thực vật vô cùng phong phú, là “nhà” của hơn 2500 loài động thực vật, trong đó có đến 2/3 loài chỉ cư trú và sinh trưởng tại đây. Một số loài động vật quý hiếm nổi tiếng chẳng hạn như loài cá Golomianka độc đáo với thân trong suốt và không đẻ trứng mà đẻ ra cá con hay loài hải cẩu có tên gọi Nerpa Baikal.

Khung cảnh hồ vẫn giữ nguyên nét hoang sơ

Loài hải cẩu đặc biệt Nerpa Baikal đã trở thành biểu tượng của vùng di sản thiên nhiên Baikal diệu kỳ

Hầu hết du khách đến với hồ Baikal trong mùa hè nhưng tới với Baikal trong mùa đông sẽ được chiêm ngưỡng những khối băng tuyết lạnh khổng lồ. Tất cả nước ở hồ Baikal đóng băng đem lại cho du khách sự thích thú. Họ có thể cùng nhau tham gia các hoạt động như cắm trại, đạp xe, leo núi... trên mặt băng. Đây cũng là nguồn cảm hứng sáng tạo bất tận cho các nhà điêu khắc, nhà nghệ thuật tạo nên những mô hình đẹp trên băng.

Vào mùa đông, nơi đây trở thành điểm du lịch hấp dẫn với nhiều du khách


Vào mùa đông, nơi đây trở thành điểm du lịch hấp dẫn với nhiều du khách

Vào mùa đông, nơi đây trở thành điểm du lịch hấp dẫn với nhiều du khách

Với “tuổi thọ” hơn 25 triệu năm, Baikal còn là hồ lâu đời nhất trên thế giới. Người dân Nga quen gọi Baikal là “Biển Hồ” và đã bầu chọn hồ Baikal là một trong 7 kỳ quan của nước này. Năm 1996, tổ chức UNESCO đã công nhận hồ Baikal là Di sản thế giới.

Nhữ Trang (Tổng hợp)