Du lịch tiếp tục lao đao vì Covid-19 lần thứ hai: Làm thế nào để tồn tại?

Trường Thịnh

(Dân trí) - Chỉ trong vòng từ tháng 2 đến tháng 4/2020, dưới ảnh hưởng của dịch Covid -19, ngành du lịch Việt đã “thất thoát” 7,7 tỷ đô la. Dự kiến con số này tiếp tục leo thang khi Covid-19 đang có dấu hiệu quay trở lại.

Phá sản, lỗ nặng trong 6 tháng đầu năm

148 doanh nghiệp lữ hành xin thu hồi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế. 66% doanh nghiệp cho biết họ phải cắt giảm hơn 50% nhân sự, trong đó có đến 20% doanh nghiệp phải cho nghỉ việc toàn bộ nhân viên. Đó là báo cáo số liệu của Tổng cục Du lịch về tình hình chung trong 6 tháng đầu năm.

Còn theo Tổng cục Thống kê, có đến 740.000 lao động ngành dịch vụ lưu trú bị buộc phải thôi việc, cắt giảm giờ làm trong thời gian diễn ra dịch bệnh Covid hồi tháng 3, tháng 4 vừa qua. Và chỉ trong 3 tháng 2,3,4/2020, ngành du lịch đã bị thiệt hại 7,7 tỷ đô la Mỹ vì dịch.

Du lịch tiếp tục lao đao vì Covid-19 lần thứ hai: Làm thế nào để tồn tại? - 1

Đáng chú ý, trong báo cáo kinh doanh 6 tháng đầu năm 2020, hàng loạt các doanh nghiệp du lịch báo cáo lỗ nặng. Trong đó, công ty du lịch Phú Thọ - chủ sở hữu công viên văn hóa Đầm Sen khép lại doanh thu quý II/2020 với mức sụt giảm tới 87%, lỗ ròng 146,5 tỷ. Công viên nước Đầm Sen vốn luôn dẫn đầu lợi nhuận trong ngành du lịch cùng chung số phận với mức báo lỗ 4,3 tỷ đồng. Vietravel báo lỗ ròng hơn 76 tỷ trong nửa đầu năm.

Các dịch vụ lữ hành và bán vé máy bay cũng cùng chung thảm cảnh khi doanh thu giảm mạnh lần lượt là 98% và 77% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, dịch vụ Du lịch Bến Thành đã ghi nhận doanh thu giảm 60%, lỗ hơn 15 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm nay. Du lịch Dịch vụ Hội An cũng không khá hơn khi lỗ tới 8,4 tỷ đồng chỉ trong quý II/2020. Đồng thời còn dự báo tiếp tục lỗ thêm 6 tỷ đồng nữa trong 3 tháng tới.

Tiếp tục không kịp trở tay vì dịch

Việc kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh hồi tháng 6 đã mang lại những tín hiệu đáng mừng cho ngành du lịch nội địa. Tuy nhiên cuộc vui ngắn chẳng tày gang, sự trở lại của dịch Covid-19 tại Đà Nẵng khiến ngành du lịch lao đao thêm một lần nữa.

Du lịch tiếp tục lao đao vì Covid-19 lần thứ hai: Làm thế nào để tồn tại? - 2

Theo báo cáo sơ bộ của 11 doanh nghiệp lớn tại TP. Hồ Chí Minh, có khoảng 31.000 khách du lịch đã hủy chuyến ngay khi có thông tin Covid-19 bùng phát trở lại.

Trong đó, Vietravel bị hủy gần 21.000 chương trình du lịch chỉ trong 2 ngày 26-27/7/2020 với doanh thu dự kiến lên tới 88,6 tỷ đồng. Saigontourist cũng bị hủy hơn 10.000 chương trình, các lữ hành khác như Fiditour, Hòa Bình, Đất Việt… cũng bị hủy khoảng 5.000 chương trình.

Mặc dù không nằm trong điểm nóng của dịch bệnh nhưng tình hình du lịch tại Đà Lạt cũng không mấy tươi sáng. Cụ thể, theo số liệu của sở VHTT&DL Lâm Đồng, có hơn 16.000 phòng khách sạn bị hủy, 8 công ty lữ hành báo về sở là có khoảng 4.000 khách hủy chuyến.

Trong khi đó, tại các điểm du lịch nổi tiếng nơi xảy ra dịch bệnh như Đà Nẵng, Hội An, Phú Yên, Bình Định đã chính thức đóng cửa các điểm tham quan và chưa xác định thời gian mở cửa trở lại.

Làm gì để sống sót sau dịch?

Du lịch tiếp tục lao đao vì Covid-19 lần thứ hai: Làm thế nào để tồn tại? - 3

Trước diễn biến khó lường của Covid-19, các doanh nghiệp lữ hành cần xác định sẵn sàng vượt qua 3 giai đoạn sau để sống sót qua dịch:

Giai đoạn 1: Cắt giảm để đảm vận hành

Thực tế, ngay từ mùa covid đầu, nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn việc cắt giảm 20-50% nhân sự, đóng cửa một số cơ sở lữ hành để duy trì hoạt động. Ở đợt dịch tiếp theo này, tình trạng cắt giảm có thể diễn ra ở mức cao hơn. Bên cạnh việc cắt giảm nhân sự trên diện rộng, nhiều doanh nghiệp còn thắt chặt hầu bao cho quảng cáo, marketing không hiệu quả nhằm đảm bảo chi phí duy trì trong mùa dịch.

Giai đoạn 2: Sẵn sàng kích cầu tăng doanh thu

Ở giai đoạn tiếp theo, ngay khi dịch được kiểm soát, các doanh nghiệp lữ hành cần ngay lập tức tổ chức các chương trình khuyến mãi để kích cầu du lịch. Song song với đó, việc mở rộng thị trường khách du lịch tiềm năng thông qua các kênh OTA (Online Travel Agent - Đại lý du lịch trực tuyến) cũng là điều các doanh nghiệp cần tính toán đến.

Giai đoạn 3: Phục hồi

Đây là giai đoạn dịch đã hết, du lịch trở lại guồng quay cũ, sẵn sàng tăng tốc để phục hồi. Ở thời điểm này, ngoài việc đẩy mạnh tiếp thị trên OTA, doanh nghiệp lữ hành cần tính toán đến việc xây dựng các kênh tương tác chủ động, xây dựng mối quan hệ mật thiết và bền vững với khách hàng. Sẵn sàng chuẩn bị cho những biến động xấu khác có thể xảy ra.

Với sự trở lại của “thiên nga đen” Covid-19 tại Đà Nẵng, các doanh nghiệp du lịch Việt đang bước vào giai đoạn 1 với mục tiêu chính là cắt giảm để sống sót. Song, để làm được điều này, các doanh nghiệp nên cậy dựa đến sự hỗ trợ của công nghệ.

Cụ thể việc sử dụng nhân sự ảo như chatbot tư vấn tự động có thể thay thế 80% công việc cơ bản của đội ngũ telesale, chăm sóc khách hàng. Trong khi đó, công cụ quản lý CRM ngoài việc lưu trữ và khai thác data khách hàng còn hỗ trợ theo dõi, quản lý nhân sự kinh doanh làm việc online mùa dịch hiệu quả. Trong trường hợp tinh giản nhân sự mà vẫn cần duy trì tương tác thường xuyên với khách hàng cũ, Email Marketing tự động có thể “đảm nhiệm” công việc này.

Cũng vậy, việc thiết kế web du lịch giúp chuẩn bị sẵn sàng hỗ trợ bán vé, đặt tour online ngay khi thị trường có dấu hiệu tích cực cũng là điều các doanh nghiệp cần tính đến.

Với mức chi phí hợp lý, chỉ bằng mức lương của 1-2 nhân sự thực/tháng, các công cụ này sẽ là cánh tay hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp trong giai đoạn thắt lưng buộc bụng hiện nay.

Tham khảo ngay Bộ công cụ hỗ trợ vận hành doanh nghiệp, tối ưu chi phí dành riêng cho ngành Du lịch tại đây!

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm