Vị ngọt trong căn bếp Việt
Người xưa tin quy luật ngũ hành tương sinh, tương khắc của vạn vật. Trong ẩm thực cũng thế, Đông Y cho rằng, ngũ vị tương ứng với ngũ hành: kim tương ứng với cay, mộc tương ứng với chua, thủy tương ứng với mặn, hỏa tương ứng với đắng và thổ tương ứng với ngọt, và nếu cân bằng được ngũ vị thì cơ thể khỏe mạnh.
Nhưng để làm nên những món ăn dinh dưỡng hài hòa như thế, yêu cầu người đầu bếp phải khéo léo, biết kết hợp giữa các loại thực phẩm, tổng hòa các gia vị với nhau…
Văn hóa ẩm thực Thái chính là sự tinh tế của thảo mộc, gia vị và thực phẩm tươi sống để tạo nên các món ăn hương vị đậm đà, kết hợp giữa độ chua, mặn, ngọt và đặc biệt là vị cay đặc trưng. Tuy được chế biến từ rất nhiều gia vị nóng nhưng nhờ khéo léo cân bằng bởi nhiều loại rau quả, thực phẩm tươi ngon, hàm lượng chất béo thấp đã khiến món ăn xứ sở Chùa Vàng luôn hấp dẫn các thực khách, đặc biệt là khách du lịch.
Trong khi đó, một bữa ăn Trung Quốc thường hướng đến sự cân bằng nhờ kết hợp ngũ vị cay, chua, mặn, đắng, ngọt; độ cứng - mềm, sự hòa trộn giữa rau, thịt, tinh bột và phương pháp chế biến. Đầu bếp Trung Quốc còn chú ý đến sự hài hòa của màu sắc trong món ăn, như thịt phải được nấu cùng rau củ có màu sắc tương phản, như ớt chuông hay hành...
Cũng giống như các nước phương Đông khác, từ bao đời nay, người Việt đã biết kết hợp hài hòa các nguyên liệu để tạo ra những món ăn tốt cho sức khỏe. Văn hóa ẩm thực Việt Nam được thế giới biết đến với những nét riêng của mỗi vùng miền. Miền Bắc với các món ăn có vị vừa phải, được chế biến cầu kỳ. Miền Trung lại ưa dùng các món có vị đậm, nhiều món ăn cay và mặn hơn. Miền Nam lại thiên về hương vị ngọt ngào. Sự khác biệt trong cách chế biến và sử dụng nguyên liệu, đặc biệt là gia vị đã đem lại bản sắc riêng của từng địa phương.
Khi chế biến, người Việt hay sử dụng các loại gia vị vì nó kích thích vị giác, khứu giác, thị giác và hệ tiêu hóa làm cho bữa ăn ngon hơn. Do đó, tủ bếp của bà nội trợ luôn có đủ các loại gia vị chính như muối, hạt nêm, bột ngọt, đường, nước mắm, xì dầu, tiêu, hành, tỏi tẩm ướp… Ngoài ra, trong các món ăn, vị ngọt thường không thể thiếu hoặc được gia tăng để hợp với quan niệm về thuyết ngũ hành là vị ngọt thuộc hành thổ - trung hòa lại khí hậu nắng nóng của Việt Nam.
Đường là gia vị cơ bản nhất, dùng để tạo độ ngọt cho món ăn - thức uống. Đường có rất nhiều loại, từ những nguyên liệu tự nhiên như mạch nha, đường dừa, đường thốt nốt, đường mía,... đến các chất làm ngọt nhân tạo như Asparatame, Splenda. Trên thị trường, các bà nội trợ có nhiều sự lựa chọn khi có rất nhiều loại đường được bày bán. Có những loại được đóng gói bài bản, có thương hiệu như các sản phẩm đường Biên Hòa, đường tinh luyện Bến Thành Foods, đường tinh luyện La Ngà, đường cát trắng Xuân Hồng… và có cả những loại đường không nhãn mác, mập mờ nguồn gốc xuất xứ, thiếu ngày sản xuất hay hạn sử dụng.
Để sản xuất các loại đường cao cấp như đường tinh luyện Biên Hòa Pure, đường trắng cao cấp Biên Hòa Daily, đường phèn Biên Hòa Pro, đường vàng khoáng chất Biên Hòa Pure… và một số các sản phẩm có thương hiệu khác, các nhà sản xuất phải đầu tư công nghệ tiên tiến, dây chuyền thiết bị hiện đại. Ngoài ra, nhà máy phải tuân thủ nghiêm ngặt vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm theo đúng quy định của cơ quan chức năng để tạo ra sản phẩm có độ tinh khiết cao và đảm bảo chất lượng. Nhờ vậy, đường tinh luyện của các đơn vị này có vị ngọt thanh, tự nhiên, dễ chịu. Trong khi đó, những loại đường không nhãn mác được bán tại các sạp tạp hóa, chợ và các cửa hàng nhỏ lẻ hầu như không có sự kiểm định chất lượng từ các cơ quan chức năng, không chứng minh được nguồn gốc, hạn sử dụng... Theo các chuyên gia, nếu sử dụng lâu dài, dù chỉ một lượng rất nhỏ mỗi ngày, những loại đường trôi nổi có thể gây những nguy hại tiềm tàng cho sức khỏe.
Nếu như trước đây, để mua những sản phẩm đường sạch để sử dụng trong nấu nướng hằng ngày, các bà nội trợ phải vào siêu thị, thì hiện nay hệ thống phân phối của các đơn vị sản xuất đã được phát triển khá mạnh, người tiêu dùng có thể dễ dàng mua tại các siêu thị, các chợ, cửa hàng thực phẩm và các tiệm tạp hóa, hệ thống bán lẻ rộng khắp, kênh bán hàng online... Đặc biệt, các sản phẩm mang thương hiệu đường Biên Hòa còn được bày bán tại hơn 20 brandshop (cửa hàng giới thiệu sản phẩm đường - dừa - trà - nước) ở các tỉnh thành lớn của cả nước.
Cũng như các loại gia vị khác, đường là một sản phẩm không thể thiếu trong bữa ăn của người Việt, gắn liền với sức khỏe và cuộc sống hằng ngày của mọi người, mọi gia đình, đặc biệt đóng vai trò quan trọng khi làm các món ngọt như bánh, kẹo, chè, kem... Vì những đặc tính ấy, chúng ta không thể đơn giản thêm/ bớt/ thay thế đường bằng những gia vị khác mà phải đảm bảo cân bằng, hài hòa giữa các vị theo triết lý của người xưa.