Thấy tử tế, thấy hi vọng cho người lao động trong thời "bão giá"

Trường Thịnh

(Dân trí) - Xăng tăng, chi phí sinh hoạt tăng, song người lao động tự do vẫn lạc quan nhờ "thấy" được những điều này.

"Cuốc xe" thêm ấm lòng với những "chuyện nghề" tử tế

Thấy tử tế, thấy hi vọng cho người lao động trong thời bão giá - 1

Gác lại những nhọc nhằn của nghề shipper trong thời buổi giá xăng tăng kỷ lục, Lộc (25 tuổi, TPHCM) vui vẻ: "Để bù đắp tiền xăng nên gần đây tôi hay gom nhiều đơn hàng giao một lần, thành thử giao chậm hơn trước. Một số khách thì cau có, số khác họ hiểu, thông cảm và thậm chí còn "boa" thêm cho tôi một chút để đổ xăng".

Lộc hào hứng khoe thêm chuyện vui khi gặp khách "sộp". Thấy anh thân thiện, nhiệt tình, đặt hàng đúng và giữ hàng cẩn thận nên khách mến, hào phóng tính chẵn luôn khi thanh toán: 57.000 đồng thành 60.000 đồng, 64.500 đồng thành 70.000 đồng… Thi thoảng, gặp mấy bạn sinh viên dễ thương hay anh chị nhân viên văn phòng vui tính thì Lộc còn có thêm bịch bánh tráng, cái bánh ngọt, chai nước hay ly trà sữa,… mang về. Một ít tiền lẻ hay chút quà bánh ấy có thể không quá to tát với người khác, song đủ để làm Lộc vui cả ngày. Vì anh biết hôm nay mình tiết kiệm được ít tiền ăn uống, có dư thêm chút đỉnh để trang trải sinh hoạt phí cho bản thân và gia đình.

"Chốt đơn" nhanh nhờ được "thấy" nhiều hơn trên mạng xã hội

Thấy tử tế, thấy hi vọng cho người lao động trong thời bão giá - 2

Là chủ của một shop thời trang nhỏ, Thảo Trang (28 tuổi, Đà Nẵng) tự hào khoe: "Tôi chốt được nhiều đơn hơn nhờ thấy được thói quen "chơi" Tiktok, Instagram, Facebook của khách hàng". Trang kể trước khi "nổ đơn" như hiện tại thì cô cũng chật vật "gồng lỗ" với đủ loại phí tăng chóng mặt: Cước vận tải, tiền hàng, phí thuê nhà, chi phí sinh hoạt,… Không nản lòng, Trang quyết tâm đi tìm giải pháp từ việc học hỏi những shop tương tự mình.

Thấy đa số khách hàng là giới trẻ và thường dễ "mở ví" trong lúc chơi Tiktok, Instagram, Facebook, Trang quyết định đầu tư nội dung sao cho ấn tượng và thu hút. Bắt đầu từ việc thay đổi mẫu mã sản phẩm thời thượng hơn; đóng gói chỉn chu hơn; đến quay, chụp và hiệu chỉnh hình ảnh, video bắt mắt hơn. Trang đặc biệt tìm và phân tích các KOC (Key Opinion Consumer - Người tiêu dùng có sức ảnh hưởng) phù hợp với shop của mình, sau đó liên hệ gửi mẫu để nhờ lên video đánh giá và giới thiệu sản phẩm. Những nỗ lực của Trang đã giúp nhiều khách hàng thấy và biết đến shop của cô, hứng thú và chốt đơn khi có nhu cầu.

Đời vơi nhọc nhằn khi thấy con ăn học thành tài

Thấy tử tế, thấy hi vọng cho người lao động trong thời bão giá - 3

Cũng làm "thương mại" như Trang nhưng với chị Hằng (49 tuổi, Thái Bình) thì nghiệp buôn bán cực và nhọc hơn rất nhiều. Bởi lẽ "vốn" của chị chỉ có đôi quang gánh với ít trái cây được lấy từ chợ đầu mối. Ở tuổi sắp qua ngũ tuần, vai, lưng và chân chị đau ê ẩm mỗi khi quẩy gánh hàng len lỏi khắp phố thị. Dẫu thời tiết khó chịu hay trong người ốm đau thế nào thì gánh hàng ấy cũng chưa ngày nào dừng lại. Vì dừng là… đói. Đói cả chị, cả con và cả gia đình mấy miệng ăn ở quê.

Chị Hằng trải lòng: "Lúc thấy con khoe giấy báo đỗ đại học tôi vui lắm, nhưng cũng lo sốt vó vì không biết lấy tiền đâu cho con đi học. Rồi cũng khăn gói theo con ra phố, vay ngân hàng một ít, chắt góp thêm tiền bán buôn mỗi ngày, vậy mà trời thương cũng đủ". Chị Hằng tâm sự tuy gánh hàng vất vả, song bù lại thấy con cái học hành chăm ngoan chị rất đỗi tự hào và cũng được an ủi phần nào.

Hào hứng tăng ca khi có thêm đồng ra đồng vào

Thấy tử tế, thấy hi vọng cho người lao động trong thời bão giá - 4

Thuộc nhóm dễ tổn thương trước biến động xã hội, Chị Hiền - công nhân (35 tuổi, Bình Dương) cho biết: "Hơn tháng nay xăng tăng, giá cả tăng, tiền lương 2 vợ chồng tôi chỉ tạm đủ để trang trải tiền ăn, tiền trọ, tiền học cho con,… Giờ cũng không dám ốm đau, vì ngã xuống không những mất đi tiền lương một ngày công mà còn thiếu hụt thêm tiền thuốc men".

Khi hay tin nghị quyết tăng giờ làm thêm được thông qua thì chị Hiền vô cùng phấn khởi: "Nếu được tăng ca thêm nhiều giờ thì quá tốt, tôi có thể kiếm thêm ít tiền để bữa cơm gia đình có thêm ít rau, ít thịt". Chị Hiền bộc bạch dù việc bám trụ ở thành phố nhiều lúc cũng mệt mỏi, song dường như mỗi lúc khó khăn thì chị luôn thấy được hi vọng từ cuộc sống, mà lần này là những gói hỗ trợ và những chính sách kịp thời của nhà nước, xí nghiệp.

Tạm kết: Ở mỗi lúc cuộc sống khó khăn vất vả, thì việc trông thấy một hành động tử tế, một thành quả từ sự cố gắng của bản thân hay một đôi tay ấm áp đưa về phía mình càng thêm ý nghĩa, cho chúng ta những cảm xúc tích cực để tiến về phía trước. Trân quý và bảo vệ đôi mắt thấy, vì "THẤY" là hạnh phúc!

THÔNG TIN CHƯƠNG TRÌNH CHĂM SÓC MẮT CỘNG ĐỒNG 2022

Tiếp tục sứ mệnh bảo vệ đôi mắt "THẤY", trong hành trình năm 2022, "Thấy là hạnh phúc", Quỹ chăm sóc mắt cộng đồng "Rạng ngời đôi mắt Việt" của Rohto-Mentholatum (Việt Nam) sẽ cùng Hoa hậu H'Hen Niê mang tới chương trình chăm sóc và mổ mắt miễn phí cho bà con tại 5 tỉnh thành: Hà Nội, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Bạc Liêu, Cà Mau.

Trong trạm dừng chân đầu tiên tại Hà Nội, vào ngày 18/05 vừa qua, chương trình đã tổ chức khám mắt cho 700 bà con, trong đó có 100 trường hợp được tài trợ mổ đục thủy tinh thể miễn phí.

Cùng chung tay đóng góp vào quỹ để giúp Việt Nam có thêm nhiều đôi mắt "THẤY" khỏe đẹp, qua 2 cách thức sau:

- Cách 1: Chia sẻ video THẤY LÀ HẠNH PHÚC kèm hashtag #VRohtoVietnam #HànhTrìnhChămSócMắt2022 #ThấyLàHạnhPhúc

Link: https://bit.ly/Video_ThayLaHanhPhuc

- Cách 2: Đăng tải hình ảnh/video khoảnh khắc hạnh phúc trong cuộc sống của bạn trên trang facebook cá nhân ở chế độ công khai kèm hashtag như cách thức 1.

Với mỗi cách đóng góp, Rohto sẽ thay bạn mang tới cơ hội được thăm khám và hỗ trợ điều trị mắt cho tất cả mọi người.

Truy cập fanpage V.Rohto Việt Nam để biết thêm thông tin chi tiết bạn nhé!

Rohto là Công ty thuốc nhỏ mắt số 1 Nhật Bản 25 năm liền - dựa trên số liệu SDI, SRI+ của Intage Inc. Về số lượng và doanh số bán hàng từ 1/4/1996 đến 31/3/2021.