Sức sống Lò lu 150 tuổi ở Bình Dương

(Dân trí) - Trải qua bao biến động thăng trầm của lịch sử, Lò lu Đại Hưng vẫn giữ được những phương thức sản xuất theo lối thủ công với sản phẩm nghề đặc trưng truyền thống. Đó là cách nặn gốm bằng tay, chất đốt bằng củi, màu sắc cổ điển, nguyên vật liệu khai thác tại địa phương...

Sức sống Lò lu 150 tuổi ở Bình Dương - 1

Nằm ở ấp 1, xã Tương Bình Hiệp, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, Lò lu Đại Hưng chuyên sản xuất các loại lu, khạp nổi tiếng từ hàng trăm năm nay.
Sự tồn tại và phát triển của Lò lu đặc biệt này, một mặt giúp lưu giữ được nghề truyền thống của địa phương, mặt khác góp phần phát triển kinh tế trong vùng trong suốt hơn 150 năm qua.
Sự tồn tại và phát triển của Lò lu đặc biệt này, một mặt giúp lưu giữ được nghề truyền thống của địa phương, mặt khác góp phần phát triển kinh tế trong vùng trong suốt hơn 150 năm qua.
Mỗi một sản phẩm gốm ra đời là cả một quá trình có đầy đủ các yếu tố Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Đất (Thổ) để làm gốm được lấy ở nhiều nơi trên địa bàn Bình Dương và phải là đất cát pha sỏi non.
Mỗi một sản phẩm gốm ra đời là cả một quá trình có đầy đủ các yếu tố Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Đất (Thổ) để làm gốm được lấy ở nhiều nơi trên địa bàn Bình Dương và phải là đất cát pha sỏi non.
Người thợ mang đất nhồi, cắt thành từng miếng và tạo ra hình gốm như lu, khạp...
Người thợ mang đất nhồi, cắt thành từng miếng và tạo ra hình gốm như lu, khạp...
Trải qua thời gian cùng những thăng trầm lịch sử, và những thay đổi của đời sống, xã hội; lò lu Đại Hưng vẫn giữ cách thức sản xuất thủ công truyền thống như xưa, không sử dụng máy móc (trừ khâu làm đất); trong khi các cơ sở gốm khác ở Bình Dương đã thay đổi, cơ giới hoá nhiều.
Trải qua thời gian cùng những thăng trầm lịch sử, và những thay đổi của đời sống, xã hội; lò lu Đại Hưng vẫn giữ cách thức sản xuất thủ công truyền thống như xưa, không sử dụng máy móc (trừ khâu làm đất); trong khi các cơ sở gốm khác ở Bình Dương đã thay đổi, cơ giới hoá nhiều.
Sau khi đã tạo hình, gốm được đưa ra phơi dưới trời nắng cho khô và được tráng một lớp men (được làm từ bột đá, vôi, tro… đánh bằng máy liên tục trong 72 giờ).
Sau khi đã tạo hình, gốm được đưa ra phơi dưới trời nắng cho khô và được tráng một lớp men (được làm từ bột đá, vôi, tro… đánh bằng máy liên tục trong 72 giờ).
Sức sống Lò lu 150 tuổi ở Bình Dương - 7
Tiếp theo, gốm được đưa vào lò nung đốt bằng củi khô (Mộc) ở nhiệt độ từ 1.200 đến 1.400 độ C (Hỏa) cho đến khi lớp men ở bên ngoài nóng chảy bóng láng như mỡ thì bớt lửa cho đến khi gốm nguội thì ra lò được.Trong suốt quá trình nung gốm, người thợ lửa phải túc trực liên tục để giữ ổn định nhiệt độ và châm củi thêm cho đúng lúc. Mỗi lò gốm truyền thống thường phải sử dụng từ 6- 10 thợ lửa, tùy theo công suất.
Tiếp theo, gốm được đưa vào lò nung đốt bằng củi khô (Mộc) ở nhiệt độ từ 1.200 đến 1.400 độ C (Hỏa) cho đến khi lớp men ở bên ngoài nóng chảy bóng láng như mỡ thì bớt lửa cho đến khi gốm nguội thì ra lò được.Trong suốt quá trình nung gốm, người thợ lửa phải túc trực liên tục để giữ ổn định nhiệt độ và châm củi thêm cho đúng lúc. Mỗi lò gốm truyền thống thường phải sử dụng từ 6- 10 thợ lửa, tùy theo công suất.
Gốm được đưa vào lò nung đốt bằng củi khô (Mộc) ở nhiệt độ từ 1.200 đến 1.400 độ C (Hỏa) cho đến khi lớp men ở bên ngoài nóng chảy bóng láng như mỡ thì bớt lửa cho đến khi gốm nguội thì ra lò được.
Gốm được đưa vào lò nung đốt bằng củi khô (Mộc) ở nhiệt độ từ 1.200 đến 1.400 độ C (Hỏa) cho đến khi lớp men ở bên ngoài nóng chảy bóng láng như mỡ thì bớt lửa cho đến khi gốm nguội thì ra lò được.
Nghề gốm là một nghề truyền thống đặc biệt, nổi tiếng của đất Bình Dương. Lò lu cổ Đại Hưng là một đại diện tiêu biểu, niềm tự hào; thể hiện bản sắc của miền đất này; và cũng để lại dấu tích quan trọng trên con đường phát triển nghề truyền thống ở vùng đất Thủ Dầu Một – Bình Dương.
Nghề gốm là một nghề truyền thống đặc biệt, nổi tiếng của đất Bình Dương. Lò lu cổ Đại Hưng là một đại diện tiêu biểu, niềm tự hào; thể hiện bản sắc của miền đất này; và cũng để lại dấu tích quan trọng trên con đường phát triển nghề truyền thống ở vùng đất Thủ Dầu Một – Bình Dương.

Sản phẩm của Đại Hưng là những chủ yếu là sản phẩm gốm gia dụng, thiết thực cho đời sống của những người làm nông – ngư nghiệp.
Sản phẩm của Đại Hưng là những chủ yếu là sản phẩm gốm gia dụng, thiết thực cho đời sống của những người làm nông – ngư nghiệp.
Sản phẩm gốm của lò Đại Hưng nói riêng và gốm Lò Lu nói chung có mặt khắp cả tỉnh miền Tây, miền Trung và Đông Nam bộ.
Sản phẩm gốm của lò Đại Hưng nói riêng và gốm Lò Lu nói chung có mặt khắp cả tỉnh miền Tây, miền Trung và Đông Nam bộ.
Trung bình mỗi tháng, chỉ tính nguyên ở lò gốm Đại Hưng sản xuất ra hàng nghìn sản phẩm gốm, để phục vụ đời sống dân sinh.
Trung bình mỗi tháng, chỉ tính nguyên ở lò gốm Đại Hưng sản xuất ra hàng nghìn sản phẩm gốm, để phục vụ đời sống dân sinh.
Trên những kênh, rạch từ xã Tương Bình Hiệp ra sông Sài Gòn lúc nào cũng tấp nập “trên bến, dưới thuyền” chở lu, khạp, hũ… xuất đi các tỉnh.
Trên những kênh, rạch từ xã Tương Bình Hiệp ra sông Sài Gòn lúc nào cũng tấp nập “trên bến, dưới thuyền” chở lu, khạp, hũ… xuất đi các tỉnh.

Trung Kiên