Nhân viên ngân hàng dành giờ nghỉ trưa dạy chữ cho bé bán vé số giữa Sài thành

(Dân trí) - Khoảng nửa năm qua, một lớp học đặc biệt: một thầy - một trò đã hình thành ngay trên vỉa hè của con phố trung tâm Sài Gòn. Thầy giáo là nhân viên ngân hàng, đều đặn "đứng lớp" 30 phút mỗi trưa, để dạy chữ cho cô bé bán vé số dạo...

Lớp học 30 phút trên vỉa hè của cô bé bán vé số

Một buổi trưa đầu tháng 10/2016, khi anh Lê Hà Tú (27 tuổi, nhân viên một ngân hàng ở quận 5, TPHCM) cùng bạn bè đi ăn trong giờ nghỉ giải lao thì bắt gặp cô bé Bùi Ngọc Tú (9 tuổi, quê Kiên Giang) đang đứng bán vé số dạo ngay trước cổng công ty.

Cuộc gặp gỡ vô tình này lại tạo nên câu chuyện cổ tích thời @ - câu chuyện về tình thầy trò giữa hai người cùng tên Tú: Hà Tú và Ngọc Tú (Song Tú). Và lớp học không đâu xa, chính là vỉa hè đường phố Sài Gòn.

“Lần đầu tiên gặp bé Tú, tôi nhìn thấy hình ảnh của một cô bé đen nhẻm, nhưng có nụ cười rất tươi và ấn tượng nhất là ánh mắt trong veo. Từ đó, mỗi ngày tôi đều dành chút tiền để mua vé số ủng hộ bé. Sau đó, thỉnh thoảng mua cơm trưa cho bé ăn. Lâu rồi dần thành quen”, anh Hà Tú nhớ lại.

Cứ thế, đôi bạn này gặp gỡ nhau mỗi ngày và họ trở nên thân thiết khi nào không ai hay. Qua những câu chuyện giữa đôi bạn "Song Tú", anh Hà Tú biết được gia cảnh của bé Tú.

Gia đình cô bé bán vé số dạo này khá khó khăn, bố mẹ Tú phải rời quê đi làm công nhân ở Bình Dương, còn bé Tú cùng bà nội và chị hai lên Sài Gòn, đi bán vé số dạo quanh khu vực quận 5 để kiếm sống. Cũng vì nghèo, chị hai của Tú chỉ mới học hết lớp 4, Tú còn không được một ngày đến trường nên em chẳng biết đọc, biết viết.

Khi đã biết được đôi điều về gia cảnh khá đặc biệt của cô bạn nhỏ, sau nhiều lần đắn đo suy nghĩ, anh Hà Tú đã đi đến quyết tâm phải dạy cho Tú biết được con chữ, để em phân biệt được tên đường và còn lo cho cuộc sống sau này nữa. Nghĩ là làm, anh Hà Tú đã đi mua sắm ít sách vở, rồi tranh thủ giờ nghỉ buổi trưa để dạy cho cô bé bán vé số dạo làm quen với con chữ”, anh Hà Tú tâm sự.

Kể từ khi trở thành “thầy giáo” bất đắc dĩ cho cô bé bán vé số dạo, một đoạn vỉa hè ngay gần cơ quan của thầy Tú đã trở thành "lớp học" đặc biệt. Lớp học chỉ 1 thầy, 1 trò nhưng luôn đầy ắp niềm vui, tiếng cười nói rộn ràng của thầy trò Song Tú.

Từ khi được thầy dạy miễn phí, bé Tú không bao giờ nghỉ học, dù trời nắng hay mưa. Cứ tầm 11 giờ trưa, mọi người lại thấy cô bé đen nhẻm ôm tập sách vở đứng trước cổng đợi thầy.

Những bữa trời nắng, hai thầy trò mượn dù của bảo vệ ngân hàng ngồi học bài. Khi mưa thì vất vả hơn, hai người phải kiếm hiên nhà hay bụi cây trước công ty để tránh mưa, không bị ướt.

Điều khiến thầy Tú "đam mê" với nghiệp truyền kiến thức, đó chính là cô học trò nhỏ (9 tuổi) rất ham học. Cô bé xem việc được học chữ, được tính những phép tính là niềm vui sau mỗi ngày phải bươn chải kiếm sống bằng nghề bán vé số dạo...

“Có hôm trời mưa lớn, sách vở của bé Tú ướt hết, cô bé đã phải nghỉ học mấy ngày, sau đó, thầy Tú đã thấy cô bé mang theo hai cuốn vở mới trở lại với lớp học và "khoe" mới trích 8 nghìn đồng trong số tiền bán vé số để mua. Nghe lời kể hồn nhiên của cô học trò nhỏ, thầy Hà Tú không khỏi rơm rớm nước mắt và càng thương cô bé hơn...

Chùm ảnh về lớp học trên vỉa hè của cô bé bán vé số và anh nhân viên ngân hàng ở Sài Gòn.

Tranh thủ nghỉ giải lao buổi trưa, anh Lê Hà Tú (27 tuổi) lại ngồi ở vỉa hè trước công ty để giúp bé Bùi Ngọc Tú (9 tuổi) học chữ.
Tranh thủ nghỉ giải lao buổi trưa, anh Lê Hà Tú (27 tuổi) lại ngồi ở vỉa hè trước công ty để giúp bé Bùi Ngọc Tú (9 tuổi) học chữ.
Lớp học chỉ 1 thầy, 1 trò nhưng nhiều niềm vui. Bất kể mưa, nắng, cô bé có làn da đen nhẻm nhưng nụ cười tươi và đôi mắt trong sáng vẫn đều đặn đến học cùng thầy Tú.
Lớp học chỉ 1 thầy, 1 trò nhưng nhiều niềm vui. Bất kể mưa, nắng, cô bé có làn da đen nhẻm nhưng nụ cười tươi và đôi mắt trong sáng vẫn đều đặn đến học cùng thầy Tú.
Biết bé Ngọc Tú có hoàn cảnh khó khăn, anh Hà Tú thường mua cơm, nước cho bé uống vào buổi trưa trong lúc 2 thầy trò cùng học bài.
Biết bé Ngọc Tú có hoàn cảnh khó khăn, anh Hà Tú thường mua cơm, nước cho bé uống vào buổi trưa trong lúc 2 thầy trò cùng học bài.
Tôi muốn cho bé biết con chữ, để có thể phân biệt tên đường, sau này còn lo cho cuộc sống nữa. Anh Tú tâm sự.
"Tôi muốn cho bé biết con chữ, để có thể phân biệt tên đường, sau này còn lo cho cuộc sống nữa". Anh Tú tâm sự.
Học trên vỉa hè, không thể đầy đủ được dụng cụ học tập, nhưng anh Tú vẫn cố gắng sắm cho cô bé sách tập đọc và vở luyện chữ. Anh Tú còn hướng dẫn cô bé các phép tính đơn giản.
Học trên vỉa hè, không thể đầy đủ được dụng cụ học tập, nhưng anh Tú vẫn cố gắng sắm cho cô bé sách tập đọc và vở luyện chữ. Anh Tú còn hướng dẫn cô bé các phép tính đơn giản.
Những hôm trời mưa, 2 thầy trò phải chui vào bụi cây trước cổng công ty để không bị ướt người và sách vở. Anh Hà Tú chia sẻ.
"Những hôm trời mưa, 2 thầy trò phải chui vào bụi cây trước cổng công ty để không bị ướt người và sách vở". Anh Hà Tú chia sẻ.
Điều khiến anh Tú ấn tượng với cô học trò là sự ham học hỏi. Mỗi ngày, cứ 11 giờ trưa mọi người lại thấy cô bé mang theo tập sách đến chờ thầy Tú để được học chữ.
Điều khiến anh Tú ấn tượng với cô "học trò" là sự ham học hỏi. Mỗi ngày, cứ 11 giờ trưa mọi người lại thấy cô bé mang theo tập sách đến chờ thầy Tú để được học chữ.
Hai con người, hai số phận nhưng họ đã gặp nhau và tạo nên một tình thầy trò đầy xúc động.
Hai con người, hai số phận nhưng họ đã gặp nhau và tạo nên một tình thầy trò đầy xúc động.
Có những hôm, 2 thầy trò lo học mà quên cả ăn cơm trưa. Những lúc như vậy, bé Tú thường làm trò để thầy Tú được vui trước khi vào làm việc tiếp tục.
Có những hôm, 2 thầy trò lo học mà quên cả ăn cơm trưa. Những lúc như vậy, bé Tú thường làm trò để "thầy" Tú được vui trước khi vào làm việc tiếp tục.
Gia đình khó khăn, ba mẹ Tú phải lên Bình Dương làm công nhân. Tú theo chị hai và bà nội lang thang bán vé số ở Sài Gòn. Chị hai của Tú đã học hết lớp 4, thường là người kiểm tra bài cho Tú ở nhà.
Gia đình khó khăn, ba mẹ Tú phải lên Bình Dương làm công nhân. Tú theo chị hai và bà nội lang thang bán vé số ở Sài Gòn. Chị hai của Tú đã học hết lớp 4, thường là người kiểm tra bài cho Tú ở nhà.
Tú thường làm nũng mỗi khi chị hai đến lớp học đón Tú cùng đi bán vé số.
Tú thường làm nũng mỗi khi chị hai đến "lớp học" đón Tú cùng đi bán vé số.
Bà nội bé Ngọc Tú tâm sự: Từ khi được thầy Tú dạy chữ cho, mỗi lần con bé đi bán vé số thấy biển quảng cáo lại bắt nội dừng lại để đánh vần xong mới đi tiếp.
Bà nội bé Ngọc Tú tâm sự: "Từ khi được thầy Tú dạy chữ cho, mỗi lần con bé đi bán vé số thấy biển quảng cáo lại bắt nội dừng lại để đánh vần xong mới đi tiếp".
Sắp tới, anh Hà Tú sẽ phải chuyển công tác sang chi nhánh mới, anh mong muốn sẽ tìm được lớp học cho bé Ngọc Tú để em theo đuổi con chữ.
Sắp tới, anh Hà Tú sẽ phải chuyển công tác sang chi nhánh mới, anh mong muốn sẽ tìm được lớp học cho bé Ngọc Tú để em theo đuổi con chữ.
Thấy bà nội đến, cô bé chạy lại khoe những con chữ được thầy Tú mới dạy xong.
Thấy bà nội đến, cô bé chạy lại khoe những con chữ được thầy Tú mới dạy xong.

Nguyễn Quang

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm