Nhà thấm dột, ngập nước: nỗi ám ảnh với nhiều gia đình vào mùa mưa

Trường Thịnh

(Dân trí) - Mùa mưa đến, cảnh tượng thấm dột, nhà ngập trở thành nỗi ám ảnh với nhiều người, ảnh hưởng đến tâm trạng và làm giảm chất lượng cuộc sống.

Nước mưa hắt vào từ khe cửa sổ

Vào những ngày mưa lớn, dù đã đóng chặt cửa sổ nhưng nhiều chủ nhà vẫn gặp tình trạng nước mưa len lỏi vào nhà. Vấn đề này chủ yếu là do thi công chưa đủ độ kín khít hay cửa sổ bị bong đường ron.

"Cứ đến mùa mưa là nước lại thi nhau hắt vào nhà qua cửa sổ, rất mất công dọn dẹp. Chưa kể phía dưới cửa sổ là sàn nhà được lót bằng gỗ, tiếp xúc với nước thường xuyên thế này có khi phải thay hết toàn bộ", chị Ngọc Anh (Hà Nội) nói.

Nhà thấm dột, ngập nước: nỗi ám ảnh với nhiều gia đình vào mùa mưa - 1

Nước mưa len lỏi vào nhà từ cửa sổ (Ảnh: SK).

Ban đầu chị Ngọc Anh dùng vải chèn vào các khe hở để ngăn nước, nhưng chỉ được một lúc, nước ngấm qua vải, rò xuống và đọng lại thành vũng nước lớn trên mặt sàn. Hơn nữa, những mảnh vải ướt nằm ngổn ngang cũng khiến không gian nhà trở nên nhếch nhác. Được người quen mách nước, chị sử dụng keo trám chất lượng, vừa sửa lại đường ron bị bong, vừa chống thấm lâu dài để sẵn sàng đón những mùa mưa kế tiếp.

Trần nhà bị thấm dột

Gần đây, anh Quang Đăng (chuyên gia chống thấm, Đà Nẵng) tiếp nhận nhà bị thấm dột sàn mái dù mới xây. Đến nơi, anh được kể lại, khi phát hiện dấu hiệu thấm, chủ nhà đã "chữa cháy" bằng cách phủ hồ dầu.

"Tuy nhiên, đây là cách làm không hiệu quả vì hồ dầu không có khả năng chống thấm. Hậu quả là chỉ sau vài cơn mưa lớn, chỗ thấm bắt đầu loang rộng, xuất hiện nhiều nấm mốc. Đến lúc này, bất lực trước tình trạng càng chống thấm càng dột, gia chủ mới tìm đến tôi để có phương án giải quyết triệt để", anh Đăng nói.

Nhà thấm dột, ngập nước: nỗi ám ảnh với nhiều gia đình vào mùa mưa - 2

Trần nhà thấm dột, loang lổ nấm mốc (Ảnh: SK).

Với mục tiêu chấm dứt tình trạng trên, anh Quang Đăng gợi ý chủ nhà sử dụng các sản phẩm trám khe, chống thấm chất lượng từ các thương hiệu uy tín. Chẳng hạn, đối với các vết nứt nông, gia chủ có thể chủ động trám đầy bằng Sikadur®-20 Crack Seal nhờ sản phẩm có tính đàn hồi nhẹ, cường độ bám dính cao, dễ sử dụng.

Bên cạnh đó, với khu vực sàn mái và tường ngoài, gia chủ có thể cân nhắc bộ đôi  Sikalastic®-590 và Sika® RainTite, không những kháng ẩm tốt, đàn hồi cao, bộ đôi này còn có tính năng hạn chế rêu mốc, kháng UV, chống ố màu…giúp tăng cường độ bền và chống thấm vượt trội cho các khu vực này.

Thông qua trường hợp trên, anh Quang Đăng cũng lưu ý chủ nhà nên tham khảo ý kiến của chuyên gia chống thấm khi có sự cố, tránh tự ý xử lý có thể khiến "tiền mất, tật mang".

Nhà bị ngập nước

Trường hợp thứ 3 là tình trạng nước ngập nặng tại một con hẻm trên đường Nguyễn Hữu Cảnh. Theo quan sát, mặt đường cao hơn nhà người dân trong hẻm nên nước mưa từ trên đường tràn xuống, ứ đọng gây ngập, không chỉ cản trở sinh hoạt mà còn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn do chập điện.

Nhà thấm dột, ngập nước: nỗi ám ảnh với nhiều gia đình vào mùa mưa - 3

Nước tràn vào khiến nhà biến thành hồ bơi (Ảnh: SK).

"Mỗi khi mưa lớn, tôi phải di chuyển nội thất và các thiết bị điện tử lên vị trí cao hơn để tránh hư hỏng, chập mạch. Tôi cũng phải nâng nền cao lên 50cm để giảm tình trạng nước ngập, cuốn theo rác và mùi hôi rất khó chịu", ông Đình Tuấn (cư dân hẻm) cho biết.

Nói về biện pháp nâng nền tránh ngập, chuyên gia từ Sika cho biết, mọi người cần cân nhắc kỹ trước khi đưa ra quyết định nâng nền, bởi việc này vừa thu hẹp không gian sống, gây khó khăn trong sinh hoạt, vừa ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực ngôi nhà gây ra rủi ro về mất an toàn. Thay vào đó, cư dân có thể dựng tạm các gờ chắn nước bằng gỗ hay bao cát để hạn chế nước mưa tràn vào trong nhà.

Phần chân tường là vị trí bị ảnh hưởng nhiều nhất khi nước ngập. Nước ngấm vào bên trong có thể gây mục nát, bong tróc, oxy hóa và hư hỏng các vật liệu xây dựng và làm giảm độ bền, tuổi thọ của công trình. Để sửa chữa chân tường sau mỗi lần ngập, cư dân có thể thực hiện chống thấm chân tường bằng 4 bước đơn giản sau:

Đầu tiên là loại bỏ phần vữa bị thấm và hư hại. Tiếp đến là quét lớp vữa khô trộn sẵn SikaMur®-100 Ready Mix VN (hoặc trộn vữa với SikaLatex®). Bước 3, bả lại tường với Sika Wall®-340 Smooth VN và quét một lớp chống kiềm Sikagard®-905W. Cuối cùng là sơn phủ bằng Sika® RainTite và Sika Coat Plus để hoàn thiện.

"Mới đầu tôi đắn đo lắm vì sợ phức tạp, có thắc mắc thì không biết hỏi ai. Hóa ra hầu hết các sản phẩm của Sika đều được trộn sẵn, có thể sử dụng ngay mà không cần mua thêm nhiều dụng cụ. Lo không làm đúng quy trình nên tôi nhờ chuyên gia Sika xuống hỗ trợ chống thấm cho chân tường và tường ngoài. Từ đó tôi yên tâm hơn khi mỗi mùa mưa đến, và không phải tính chuyện nâng nền nữa", ông Đình Tuấn cho biết.

Sở hữu hệ giải pháp chống thấm, trám khe chất lượng, phù hợp cho từng không gian sống, Sika được thầu thợ, chủ nhà tin tưởng lựa chọn khi bảo vệ tổ ấm, để thấm dột không còn là nỗi ám ảnh mỗi mùa mưa. 

Sika là thương hiệu vật liệu xây dựng đến từ Thụy Sĩ với hơn 100 năm kinh nghiệm, sở hữu đa dạng giải pháp chống thấm từ móng đến mái. Sika sở hữu giải pháp chống thấm chất lượng, đa dạng, đã được hàng triệu khách hàng tin dùng. Đặc biệt là nhiều sản phẩm có thể sử dụng ngay mà không cần mua thêm dụng cụ hay thuê thêm thợ. Tham khảo thêm các giải pháp từ Sika tại https://vnm.sika.com hoặc liên hệ Fanpage Sika Việt Nam để được chuyên gia tư vấn miễn phí.