Người Việt trước sức hút mua hàng trực tuyến xuyên biên giới
Kinh tế đất nước phát triển, đời sống người Việt Nam ngày càng được nâng cao. Kéo theo đó là trình độ, hành vi tiêu dùng của người Việt Nam ngày càng thông minh hơn. Cùng với niềm tin về chất lượng hàng ngoại, hàng “nội địa” tại các nước phát triển khiến người Việt ngày càng ưa chuộng xu hướng thương mại trực tuyến xuyên biên giới.
Dòng chảy mới trong xu hướng tiêu dùng
Tuy còn khá mới mẻ đối với người tiêu dùng Việt, mua sắm trực tuyến đang phát triển với một tốc độ chóng mặt. Không chỉ mua hàng trong nước, người Việt còn có xu hướng mua hàng hóa từ nước ngoài vì tin tưởng vào chất lượng, mẫu mã cũng như uy tín của những thương hiệu toàn cầu.
Sử dụng hàng trong nước được người dùng cho rằng tiện nhưng không lợi vì niềm tin vào chất lượng hàng hóa không cao. Theo một khảo sát của Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao, có đến 92% số lượng người tiêu dùng sử dụng sản phẩm trong nước, tuy nhiên mức độ hài lòng chỉ dừng ở con số 78%. Chính vì vậy, không có gì lạ khi những sản phẩm ngoại dần len lỏi vào thị trường, tạo nên những dòng chảy mới trong xu hướng tiêu dùng.
Người tiêu dùng đang bắt đầu lựa chọn mua sắm trên các trang TMĐT quốc tế. Vì khối lượng hàng hóa đồ sộ lên đến hàng tỷ sản phẩm, đa dạng về thương hiệu và mẫu mã với vô vàn những mức giá khác nhau. Các chương trình khuyến mãi thường xuyên với mức giá không thể rẻ hơn cũng giúp chinh phục người tiêu dùng Việt.
Việc tự mua sắm trực tiếp từ các trang TMĐT quốc tế vẫn còn nhiều khó khăn do các rào cản về ngôn ngữ, đòi hỏi sử dụng các thẻ thanh toán quốc tế và khó khăn trong khâu nhập khẩu, thông quan buộc người mua phải có sự am hiểu nhất định và kiên nhẫn chờ đợi nhiều ngày. Chính điều này là cơ hội cho việc ra đời các dịch vụ hỗ trợ người Việt mua hàng nước ngoài và vận chuyển về Việt Nam, lĩnh vực này phát triển rất sôi động trong những năm trở lại đây. Tuy nhiên còn rất manh mún, bất cập trong việc bảo vệ khách hàng và tuân thủ chính sách pháp luật Việt Nam.
Giải pháp cho mua sắm xuyên biên giới
Xu hướng mua sắm này mở ra một sân chơi đầy hứa hẹn cho mô hình sàn thương mại điện tử xuyên biên giới.
Ông Đạt Phan, Giám đốc Fado.vn cho biết: “Vai trò của sàn thương mại điện tử xuyên biên giới không chỉ là cầu nối giúp người tiêu dùng trong nước có thể mua hàng một cách dễ dàng và được tiếp cận với tất cả các quyền lợi, ưu đãi như mua tại nước sở tại. Riêng Fado.vn còn là một kênh bảo vệ quyền lợi, tư vấn khách hàng chọn lựa giữa sản phẩm tốt và phù hợp nhất với mong muốn của mình giữa hàng tỷ sản phẩm từ khắp nơi trên thế giới”.
Theo ông Đạt, nếu như trước đây người Việt chỉ có thể mua một số ít các mặt hàng chấp nhận vận chuyển đến Việt Nam, thì Fado.vn có đầy đủ hơn 1.5 tỷ sản phẩm cho khách hàng lựa chọn. Nhờ được kết nối dữ liệu trực tiếp theo thời gian thực với Amazon Mỹ, Đức, Nhật Bản và các trang TMĐT khác, nên giá bán cũng được cập nhật liên tục giúp người mua không bỏ lỡ các khuyến mãi khủng. Đặc biệt là vào các mùa sales như Black Friday, Quốc khánh Mỹ,…
Các thông tin về sản phẩm cũng hỗ trợ tiếng Việt một phần hoặc hoàn toàn để hạn chế rào cản về ngôn ngữ. Khách hàng cũng yên tâm hơn nhiều khi có thể linh động thanh toán bằng nhiều hình thức mà không cần các thẻ quốc tế như Visa card hay Master card. Việc Sàn xây dựng phương thức vận chuyển tập trung cũng giúp khách hàng có được sản phẩm với chi phí tối ưu nhất.
Mô hình kinh doanh sàn thương mại điện tử xuyên biên giới FADO.vn
Đối với mua hàng trực tuyến, có đến 75% người tiêu dùng đặc biệt quan tâm về uy tín của người bán và thương hiệu website. Do đó, đội ngũ chăm sóc khách hàng của Fado sẽ tiến hành xác nhận độ uy tín của người bán, so sánh mức giá để tư vấn giúp người mua tránh được các rủi ro xảy đến. Và trong các tình huống không được như ý, Fado sẽ đại diện cho người mua hàng để đổi trả hàng hóa một cách nhanh chóng.
Có thể nói, với sự hỗ trợ đắc lực của sàn thương mại điện tử xuyên biên giới, thì việc mua hàng từ nước ngoài đang trở nên dễ dàng hơn. Giúp người Việt bắt nhịp được với xu hướng, tiếp cận được với sự phát triển của thế giới bằng việc giao thương dễ dàng với các nền kinh tế lớn.