Người phụ nữ dệt lụa từ tơ sen đầu tiên ở Hà Nội

(Dân trí) - Mất gần hai năm nghiên cứu, tìm tòi, nghệ nhân Phan Thị Thuận (Phùng Xá, Mỹ Đức, Hà Nội) đã trở thành người đầu tiên ở Việt Nam sản xuất thành công vải lụa từ tơ sen.

Người phụ nữ dệt lụa từ tơ sen đầu tiên ở Hà Nội


Sinh ra ở một làng quê nổi tiếng với nghề dệt lụa tơ tằm, nghệ nhân Phan Thị Thuận luôn đau đáu trong lòng việc tìm hướng đi mới cho bản thân cũng như những người dân ở làm nghề truyền thống ở Phùng xá (Mỹ Đức, Hà Nội).

Sinh ra ở một làng quê nổi tiếng với nghề dệt lụa tơ tằm, nghệ nhân Phan Thị Thuận luôn đau đáu trong lòng việc tìm hướng đi mới cho bản thân cũng như những người dân ở làm nghề truyền thống ở Phùng xá (Mỹ Đức, Hà Nội).


Ý tưởng sản xuất vải lụa từ tơ sen được nghệ nhân Thuận ấp ủ từ lâu, sau hai năm vừa nghiên cứu vừa thử nghiệm, nghệ nhân Thuận đã cho ra lò những chiếc khăn quàng cổ đầu tiên được sản xuất từ sợi tơ của sen.

Ý tưởng sản xuất vải lụa từ tơ sen được nghệ nhân Thuận ấp ủ từ lâu, sau hai năm vừa nghiên cứu vừa thử nghiệm, nghệ nhân Thuận đã cho ra lò những chiếc khăn quàng cổ đầu tiên được sản xuất từ sợi tơ của sen.


Nghệ nhân Thuận cho biết tất cả các cuống sen phải được xử lý trong vòng 24 tiếng đồng hồ, bởi cuống bị khô lại, tơ sẽ hỏng hoàn toàn, phải mất 1.200 cuống sen mới dệt ra được 10.000 m sợi.

Nghệ nhân Thuận cho biết tất cả các cuống sen phải được xử lý trong vòng 24 tiếng đồng hồ, bởi cuống bị khô lại, tơ sẽ hỏng hoàn toàn, phải mất 1.200 cuống sen mới dệt ra được 10.000 m sợi.


Sợi sen thu được bông, nhẹ và có mùi thơm tự nhiên. Sợi sen được tạo ra do nghệ nhân Thuận rất mảnh, săn, hình thức đẹp. Thử nghiệm cho thấy mô hình sản xuất rút sợi từ cọng sen thành công với kết quả đã rút được 350g sợi từ 4970 cọng sen.

Sợi sen thu được bông, nhẹ và có mùi thơm tự nhiên. Sợi sen được tạo ra do nghệ nhân Thuận rất mảnh, săn, hình thức đẹp. Thử nghiệm cho thấy mô hình sản xuất rút sợi từ cọng sen thành công với kết quả đã rút được 350g sợi từ 4970 cọng sen.


Tất cả các công đoạn tạo ra sợi tơ sen đều được làm hoàn toàn thủ công rất cầu kỳ. Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu, bà Thuận gặp không ít khó khăn.

Tất cả các công đoạn tạo ra sợi tơ sen đều được làm hoàn toàn thủ công rất cầu kỳ. Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu, bà Thuận gặp không ít khó khăn.


Để lấy được tơ sen, nghệ nhân Thuận phải dùng dao khứa xung quanh cuống sen, sau đó dùng tay vặn và kéo tơ, đồng thời vê cho sợi tơ sen tròn lại.

Để lấy được tơ sen, nghệ nhân Thuận phải dùng dao khứa xung quanh cuống sen, sau đó dùng tay vặn và kéo tơ, đồng thời vê cho sợi tơ sen tròn lại.

Công việc này đỏi hỏi tính kiên nhẫn cực cao.
Công việc này đỏi hỏi tính kiên nhẫn cực cao.

Ngoài việc lấy tơ sen khác hẳn cách lấy tơ tằm, những công đoạn còn lại nghệ nhân Thuận đều dùng những dụng khá thô sơ để dệt vải.

Ngoài việc lấy tơ sen khác hẳn cách lấy tơ tằm, những công đoạn còn lại nghệ nhân Thuận đều dùng những dụng khá thô sơ để dệt vải.


Trên thế giới, Myanmar là nước đầu tiên có nghề dệt vải lụa từ tơ cọng lá và cọng hoa sen, từ khoảng năm 1910. Nghề dệt vải lụa thủ công từ tơ sen của Myanmar được hình thành một cách tự phát, khởi nguồn từ ngôi làng KyaingKan (Chaing Kham) – cực nam của hồ Inlay với sản phẩm ban đầu là tấm áo cà sa dâng lên các nhà sư trụ trì trong vùng.

Trên thế giới, Myanmar là nước đầu tiên có nghề dệt vải lụa từ tơ cọng lá và cọng hoa sen, từ khoảng năm 1910. Nghề dệt vải lụa thủ công từ tơ sen của Myanmar được hình thành một cách tự phát, khởi nguồn từ ngôi làng KyaingKan (Chaing Kham) – cực nam của hồ Inlay với sản phẩm ban đầu là tấm áo cà sa dâng lên các nhà sư trụ trì trong vùng.


Nghệ nhân Thuận kỳ vọng việc sản xuất sợi sen từ cọng lá và cọng hoa sen sẽ mở ra triển vọng nâng cao giá trị kinh tế của nghề trồng sen ở nước ta, làm nẩy sinh một nghề mới cho nông dân các vùng có đất ngập nước, đồng thời tạo ra một nguồn sợi đặc sản với những sản phẩm có giá trị cao.

Nghệ nhân Thuận kỳ vọng việc sản xuất sợi sen từ cọng lá và cọng hoa sen sẽ mở ra triển vọng nâng cao giá trị kinh tế của nghề trồng sen ở nước ta, làm nẩy sinh một nghề mới cho nông dân các vùng có đất ngập nước, đồng thời tạo ra một nguồn sợi đặc sản với những sản phẩm có giá trị cao.

Trọng Trinh