Một góc workspace gọn gàng, chỉn chu và đầy cảm hứng - tại sao không?

Trường Thịnh

(Dân trí) - Mỗi người đều có những thói quen làm việc rất khác nhau. Có người nghiêm chỉnh làm việc ở văn phòng, người lại nhất định phải ôm laptop ra quán cà phê nào đó thì mới nghĩ ngợi, sáng tạo được.

Tuy vậy, đại dịch ập đến mọi người đều phải tìm cách thích nghi với việc hạn chế tiếp xúc xã hội (social distance) và ở nhà làm việc (work from home) để hạn chế khả năng lây nhiễm Covid-19.

Ban đầu, ai ai cũng cảm thấy rất bất tiện song "trước lạ sau quen", nhiều người đã nhanh chóng bắt tay tự tạo ra cho mình một góc làm việc thật chill để làm việc thoải mái tại nhà.

Một góc workspace gọn gàng, chỉn chu và đầy cảm hứng - tại sao không? - 1

Nếu bạn vẫn chưa tìm ra cách để "biến hóa" góc làm việc của mình trở nên thoải mái nhất khi làm việc tại nhà thì hãy tham khảo một số mẹo sau đây nhé. Chắc chắn sẽ giúp các bạn cải thiện không gian làm việc của mình từ "zero to hero" đấy!

Mẹo 1: Dọn đồ đạc

Hãy dọn dẹp những đồ dùng hiện có trên bàn theo ba cấp độ khác nhau:

Sử dụng hàng ngày: Chắc chắn là các đồ liên quan đến PC và laptop rồi như chuột, bàn phím, loa, màn hình… Có thể xài thêm kệ đứng cho màn hình hay những vật dụng khác để tối ưu không gian.

Hay dùng nhưng không thường xuyên: Tay cầm Xbox/Ps, các vật dụng decor thì có thể sử dụng một chiếc Pegboard treo lên vừa thẩm mỹ mà vừa lại gọn gàng.

Không sử dụng: Cái này thì quá đơn giản, chỉ cần cất vào tủ hoặc tặng, bán lại cho những ai đang có nhu cầu thông qua nhiều phương thức khác nhau.

Một góc workspace gọn gàng, chỉn chu và đầy cảm hứng - tại sao không? - 2

Mẹo 2: Cân nhắc kiểu dáng công thái học (Ergonomics)

Nói thêm về công thái học, đây là xu hướng thiết kế nhằm tăng khả năng và tối ưu hóa điểm mạnh của con người, hay bù trừ khiếm khuyết và bảo vệ điểm yếu. Vì vậy những thiết bị sở hữu công thái học thường đem lại cảm giác rất thoải mái khi sử dụng đúng tư thế.

Cân nhắc dần đến kiểu setup công thái học để mọi thứ tối ưu toàn bộ cho nhu cầu sử dụng. Một số yếu tố mọi người cần cân nhắc:

Màn hình thiết kế chân công thái học: Có khả năng nâng hạ, xoay trái phải lên xuống đều được và dễ dàng điều chỉnh như dòng sản phẩm màn hình MSI Modern.

Chuột công thái học: Thiết kế thuận lợi giảm mỏi cổ tay.

Ghế công thái học: Ghế công thái học là kiểu ghế được thiết kế để mang đến tư thế ngồi tốt nhất cho cột sống, cổ và thắt lưng của người sử dụng. Ghế công thái học ra đời dựa trên những nghiên cứu về tư thế ngồi và làm việc của con người trong hàng trăm năm qua. Với thiết kế tập trung vào các cấu trúc chính của cơ thể dễ bị căng thẳng trong quá trình làm việc như: Đệm ngồi, tựa đầu, bệ đỡ tay 3D/4D,... các cấu trúc chính này được thiết kế để mang đến sự thoải mái nhất cho người sử dụng trong khoảng thời gian dài.

Một góc workspace gọn gàng, chỉn chu và đầy cảm hứng - tại sao không? - 3

Mẹo 3: Ánh sáng

Ánh sáng tưởng như đơn giản nhưng là một yếu tố quan trọng trong việc quyết định góc setup của mọi người có đẹp hay không. Ánh sáng tệ không những làm giảm cảm hứng làm việc mà còn gây hại mắt và đau đầu vì thế mọi người nên chọn những góc ánh sáng vừa đủ và nên ưu tiên ánh sáng tự nhiên.

Ánh sáng tự nhiên: Hãy cố gắng tận dụng ánh sáng tự nhiên lên hàng đầu. Giống như cây cối cần ánh sáng để quang hợp thì ánh sáng giúp tâm trạng chúng ta sảng khoái và có nhiều hứng thú khi làm việc. Một điểm nổi bật của ánh sáng tự nhiên là khả năng diệt khuẩn. Một góc làm việc khuất sáng có thể tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi và phát sinh bụi. Tận dụng nguồn sáng tự nhiên chăm sóc cả cho sức khỏe của bạn và cả thiết bị của bạn. Nên tránh những nơi có ánh sáng quá gắt dễ gây hiện tượng phản sáng màn hình. Đây là điều cực kỳ khó chịu và tác động không tốt đến mắt cho nên mọi người có thể mua thêm rèm cửa để làm dịu cho đôi mắt.

Ánh sáng nhân tạo: Trong trường hợp không thể tận dụng được ánh sáng tự nhiên mới cân nhắc đến luồng sáng chúng ta tự tạo ra. Một lưu ý nữa là với các góc setup có kệ sách, mô hình,… Cần có các nguồn sáng phụ để làm nổi bật những chủ thế đó lên. Độ sáng của các nguồn sáng phụ khoảng 50% so với nguồn sáng chính là đủ. Và cuối cùng là đảm bảo tính tương phản giữa hai nguồn sáng chính và phụ để có hiệu quả tốt nhất.

Màn hình có khả năng giảm ánh sáng xanh cũng vô cùng cần thiết để tối ưu hiệu quả ánh sáng, thêm khả năng chống lóa để giúp mắt được bảo vệ tốt hơn. Đó cũng là điểm chính mà màn hình MSI Modern có thể mang lại.

Một góc workspace gọn gàng, chỉn chu và đầy cảm hứng - tại sao không? - 4

Mẹo 4: Chọn bàn phù hợp

Bàn làm việc là thứ quan trọng nhất và đây cũng là phần tác động mạnh mẽ đến gu của bạn sau này. Cần phải xác định trước là mình thích kiểu vintage, kiểu gaming hay kiểu ergonomics,… Và sau đây là một vài tiêu chí như:

Thứ nhất là cách chúng ta sử dụng ra sao: Thích kiểu có hộc tủ để đựng đổ sẽ giúp bạn tiết kiệm được nhiều không gian trong khi đó vẫn đảm bảo được các tiện ích sử dụng, kiểu chữ L, hay thích kiểu nâng lên ngồi xuống kiểu công nghệ.

Thứ 2 là kích thước bàn: Rộng thì khoảng 2 mét đổ lên, vừa vừa thì m6-m8, độ dày mặt bàn thì chuẩn quốc tế khoảng 3,5 cm. Chiều cao thì khoảng 70-75 cm (không nên cao hơn). Nếu bàn cao nên đầu tư thêm kê chân cho thoải mái.

Thứ 3 là chọn kỹ về chất lượng hoàn thiện và build: Nếu bạn cần một vật liệu bền bỉ, chắc chắn thì một chiếc bàn làm việc bằng gỗ sẽ đem đến sự yên tâm tuyệt đối.

Một góc workspace gọn gàng, chỉn chu và đầy cảm hứng - tại sao không? - 5

Một góc workspace gọn gàng, ngăn nắp tưởng khó nhưng lại rất dễ nếu bạn theo sát những gợi ý này, các trải nghiệm làm việc ở nhà của bạn chắc chắn sẽ trơn tru và đem lại hiệu quả đáng kinh ngạc!

Tìm hiểu thêm dòng màn hình doanh nhân hiện đại của MSI tại: https://vn.msi.com/Business-Productivity-Monitors/Products#?tag=Modern-Series.

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm