Một buổi đi săn chuột đồng...

(Dân trí) - Sau mùa gặt, cũng là lúc bắt đầu vào mùa săn chuột đồng của người dân đồng bằng Bắc Bộ. Săn chuột đồng, vừa mang lại thu nhập cho nông dân, vừa góp sức để mùa sau bội thu.

Do đã hẹn trước, nên tôi được anh Hải ở thôn Ngọc Than, Ngọc Mỹ, Quốc Oai, Hà Nội cho đi cùng một buổi săn chuột đồng. Anh Hải cho biết: “Đi săn chuột đồng có nhiều cách, người thì đào hang, người thì đặt bẫy. Đặt bẫy sẽ mất tiền để đầu tư mua bẫy, nhưng hiệu quả hơn, không tốn quá nhiều sức lực, lại không ảnh hưởng tới đường và bờ ruộng …”

Sau mùa gặt, thời điểm chuột đồng béo nhất, cũng là lúc bắt đầu mùa săn.
Sau mùa gặt, thời điểm chuột đồng béo nhất, cũng là lúc bắt đầu mùa săn.
Những cách đồng khô ráo này là nơi chuột đồng kiếm ăn .
Những cách đồng khô ráo này là nơi chuột đồng kiếm ăn .
:..Cũng là nơi lý tưởng để đặt bẫy.
:..Cũng là nơi lý tưởng để đặt bẫy.

Buổi đi săn bắt đầu từ lúc 3 giờ chiều, đầu tiên là việc đặt bẫy, anh Hải xem xét kỹ vị trí đặt bẫy. Với kinh nghiệm gần 10 năm đi bẫy chuột của mình, anh dễ dàng tìm được đường đi của chuột. Không cần mồi, chiếc bẫy bán nguyệt được anh khéo léo đặt đúng trên đường đi của chuột. Cẩn thận, anh cắm thêm cái que và mẩu giấy trắng để đánh dấu vị trí, khi đêm xuống kiểm tra bẫy sẽ dễ dàng hơn.

Anh Hải nhắm những nơi chuột đi thành “Đường mòn” để đặt bẫy.
Anh Hải nhắm những nơi chuột đi thành “Đường mòn” để đặt bẫy.
Sau khoảng 2 tiếng anh Hải đã đặt xong bẫy, công việc còn lại là chờ trời tối đi thăm bẫy.
Sau khoảng 2 tiếng anh Hải đã đặt xong bẫy, công việc còn lại là chờ trời tối đi thăm bẫy.

Sau gần 2 tiếng đặt bẫy, chúng tôi nghỉ giải lao và chờ.. . Mùa đông, trời tối nhanh, nên chỉ khoảng gần 6 giờ là chuột đã rời hang đi kiếm ăn, cũng là lúc chúng tôi rời vị trí giải lao, đi thăm bẫy. Lần đầu đi bẫy chuột nên tôi rất hồi hộp. Đây rồi, đã có con sập bẫy, mặt rạng rỡ, anh Hải gỡ nhanh một con chuột ra khỏi bẫy rồi thả vào chiếc giỏ tre đem theo, rồi anh lại khéo léo đặt lại bẫy… Gỡ chuột, đặt lại bẫy… Cứ thế, công việc của anh em tôi kết thúc vào lúc 3 giờ sáng, thành quả là một cái giỏ tre đầy chuột.

Đã có những con chuột đầu tiên dính bẫy.
Đã có những con chuột đầu tiên dính bẫy.
Thành quả sau 1 đêm săn chuột
Thành quả sau 1 đêm săn chuột

Nhận giỏ chuột đầy từ tay chồng, chị Tuyết (vợ anh Hải) bắt đầu đun nước làm sạch lông chuột, sau đó chất rơm để thui, tiếp theo lại rửa sạch mổ bỏ ruột… Các công đoạn được chị làm cẩn thận sạch sẽ. 6h rưỡi sáng, mâm chuột đồng béo ú, vàng rộm được chị Tuyết bê ra chợ làng bán. Chuột làm sạch được bán với giá 100-120 ngàn/ kg.

Một buổi đi săn chuột đồng... - 8
Tất bật với công việc sơ chế…
Tất bật với công việc sơ chế…
Chuột sau khi làm lông sẽ được thui bằng rơm
Chuột sau khi làm lông sẽ được thui bằng rơm
Một buổi đi săn chuột đồng... - 11

Những con chuột đồng đã được thui vàng rộm.

Những con chuột đồng đã được thui vàng rộm.

Sau khi thui vàng, chuột lại được rửa sạch và mổ bỏ ruột
Sau khi thui vàng, chuột lại được rửa sạch và mổ bỏ ruột

“Ở làng có 3,4 anh em đi săn chuột đồng như mình. Sản phẩm làm ra, ngoài làm thức ăn cho gia đình, thì chủ yếu là bán luôn tại làng cho bà con. Chuột đồng thì nhiều lắm, anh em chúng tôi săn không xuể. Thịt chuột đồng biết chế biến thì ăn ngon và nhiều dinh dưỡng, nếu mà có nơi tiêu thụ ổn định, thì anh em chúng tôi sẽ săn nhiều  chuột hơn…” Anh Hải chia sẻ.

Một buổi đi săn chuột đồng... - 14
Một buổi đi săn chuột đồng... - 15

Với 30 chiếc bẫy bán nguyệt, chi phí đầu tư ban đầu của anh Hải là hơn 300 ngàn đồng, nhưng bù lại mỗi ngày, ngoài có món chuột đồng thơm ngon bổ dưỡng cho gia đình, anh Hải cũng mang về thu nhập từ 200-500 ngàn đồng/ ngày. Nhưng công việc cũng rất vất vả và nhiều rủi ro: “ Đêm hôm rét mướt vẫn phải lần mò ngoài đồng, gặp rắn độc, đôi lúc gặp cả con nghiện ma túy… Anh em đi săn chuột đồng chúng tôi luôn tự động viên nhau, là cố gắng lên vừa có cái ăn, vừa tiêu diệt chuột để góp phần cho vụ sau được mùa…”, anh Hải nói.

Hương Hồng

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm