Gấu mẹ cõng 2 con trên lưng, quyết chiến cùng 2 hổ

Huyền Anh

(Dân trí) - Gấu mẹ tức giận đối mặt với một con hổ cái to lớn trong khi hai gấu con bám chặt trên lưng nó vì sự sống còn. Khoảnh khắc trước đó, gấu mẹ vô tình làm phiền hai con hổ đang giao phối.

Những hình ảnh được ghi tại Ấn Độ cho thấy những con thú đối đầu với nhau, gấu mẹ giơ hai chân trước lên để chỉ cho con hổ cái thấy ai mới là chủ.

Bị bắt gặp khi đang giao phối trên cao nguyên đá tại Vườn quốc gia Ranthambore của Ấn Độ, hai con hổ Bengal dường như có lợi thế hơn so với con gấu lông đen nhỏ hơn tình cờ đụng độ chúng.

Nhưng thay vì bỏ chạy, con gấu lông đen lại quyết định rằng tấn công mới là cách phòng thủ tốt nhất, nó chặn giữa đường con hổ, gầm lên trước kẻ thù khi đôi bên tới gần, bộ lông của nó dựng lên tua tủa.

Gấu mẹ cõng 2 con trên lưng, quyết chiến cùng 2 hổ - 1

Sau đó, với 2 gấu con trên lưng, bám chặt mẹ để tìm kiếm sự an toàn, con gấu mẹ lao vào cào con hổ cái còn đang bị bất ngờ trước hành động hung hăng.

Trong những bức ảnh được chụp lại, con gấu gầm thét táp móng vuốt sắc như dao vào con hổ cái và bạn tình của nó, cả hai đều sớm quyết định tham gia vào một cuộc chiến không đáng có, trước khi rút lui khỏi con gấu.

Gấu mẹ cõng 2 con trên lưng, quyết chiến cùng 2 hổ - 2
Gấu mẹ cõng 2 con trên lưng, quyết chiến cùng 2 hổ - 3
Gấu mẹ cõng 2 con trên lưng, quyết chiến cùng 2 hổ - 4
Gấu mẹ cõng 2 con trên lưng, quyết chiến cùng 2 hổ - 5
Gấu mẹ cõng 2 con trên lưng, quyết chiến cùng 2 hổ - 6
Gấu mẹ cõng 2 con trên lưng, quyết chiến cùng 2 hổ - 7
Gấu mẹ cõng 2 con trên lưng, quyết chiến cùng 2 hổ - 8
Gấu mẹ cõng 2 con trên lưng, quyết chiến cùng 2 hổ - 9

Cuộc chiến được nhiếp ảnh gia động vật hoang dã Aditya Dicky Singh chụp lại. Aditya Dicky Singh cho biết trong vòng hai phút, con gấu nhỏ hơn đã khiến cả hai con hổ sợ hãi và bảo vệ được đàn con của mình.

"Chúng tôi đã rất lo cho con gấu", Aditya nói. "Chúng tôi đã đánh giá thấp sức mạnh của một bà mẹ giận dữ, nhưng đôi hổ sao sáng của miền nam Ranthambhore thậm chí không thể lay chuyển được con gấu.

Tất cả diễn ra trong đúng hai phút 10 giây. Khi bắt đầu, có vẻ như gấu mẹ đã tự đưa mình vào một chỗ rất nguy hiểm. Nhưng trong 10 giây nó đã kiểm soát tình hình và hai phút sau, nó buộc hai con hổ phải lùi lại. Kẻ chiến thắng đã bỏ đi để lại hai con hổ nhút nhát".

Gấu lười có nguồn gốc từ tiểu lục địa Ấn Độ và được liệt kê là loài dễ bị tổn thương trong Sách đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN). Thức ăn của nó là trái cây, kiến và mối.

Hổ Bengal, trong khi đó, được xếp hạng trong số những loài hổ hoang dã lớn nhất trên thế giới, cũng có nguồn gốc từ Ấn Độ với ước tính khoảng 2.500 đến 3.300 con trong tự nhiên. Bất chấp nạn săn trộm và mất môi trường sống, số lượng của chúng đang phục hồi.