Gắp thức ăn cho nhau, vô tình “tặng” vi khuẩn chết người
Xưa nay, nhiều người Việt thường có thói quen gắp thức ăn cho nhau, dùng chung bát nước chấm hay cốc uống nước. Tuy nhiên, giới chuyên môn cho rằng, trong nhiều trường hợp điều này lại vô tình làm phát tán một loại vi khuẩn cực kỳ nguy hiểm cho dạ dày.
Thận trọng ngay từ … đôi đũa
Gắp thức ăn cho người khác vốn được coi như một trong những nét văn hóa đặc trưng thể hiện sự hiếu khách, thân tình và quan tâm đến nhau của người Việt, đặc biệt khi có khách đến nhà.
Mặc dù vậy, nhiều chủ nhà lại thường không để ý xem liệu khách có thích món ăn được gắp hay không mà chỉ nghĩ đơn thuần là bày tỏ sự quan tâm của mình. Có người vô tư dùng luôn đôi đũa đang ăn để tiếp thức ăn cho khách. Điều dễ thấy nhất là trong các bữa lẩu là mọi người thường nhúng trực tiếp đũa của mình vào nồi hay cùng dùng chung bát nước chấm. Chưa kể, không ít bà mẹ Việt vẫn giữ thói quen nhai mớm cơm cho con hay nếm đồ ăn, thức uống trực tiếp rồi mới cho con ăn.
Theo Bác sĩ chuyên khoa II Đinh Quý Minh, Trưởng khoa Nội Tiêu hóa - Bệnh viện Hữu Nghị Việt – Xô: “Cách ăn uống “thân mật” ấy có thể làm lây lan một số bệnh truyền nhiễm như cảm cúm, quai bị, viêm gan và nhất là vi khuẩn Helicobacter pylori (HP), một trong những tác nhân dễ gây tổn thương viêm, loét dạ dày tá tràng, thậm chí dẫn tới ung thư dạ dày”.
Liên quan tới vấn đề này, bác sĩ Minh còn cho hay, các nghiên cứu đã chỉ ra có 3 đường chính dẫn đến lây nhiễm vi khuẩn HP là từ động vật, vật nuôi sang người; từ nguồn nước sinh hoạt và từ người sang người (lây qua đường miệng - miệng). Trong đó, con đường lây truyền qua ăn uống là phổ biến nhất bởi khoang miệng được cho là chứa tới 80 triệu vi khuẩn nên việc hôn nhau, hay các bà mẹ mớm cơm cho con cũng như ăn chung bát đũa, uống chung cốc với những người đang bị nhiễm HP sẽ rất dễ có nguy cơ nhiễm phải loại vi khuẩn này. Chính vì thế mà có thể hiểu tại sao có trường hợp các thành viên trong cùng một gia đình khi đi khám lại tá hỏa khi phát hiện đều bị nhiễm HP.
Theo Bs. Đinh Quý Minh, các nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy có trên 50% dân số thế giới nhiễm HP. Tỉ lệ này phụ thuộc vào các vùng miền khác nhau, các chủng tộc, các nước khác nhau. Ở các nước phát triển, tỉ lệ lây nhiễm HP chỉ ở khoảng 20-30%, nhưng con số này lên tới 80-90% ở các nước đang phát triển và thậm chí là 100% ở một số nước châu Phi như Etiopia.
Ước tính tại Việt Nam có khoảng hơn 70% người trưởng thành bị nhiễm HP. Cụ thể, có tới 90% số người bị viêm dạ dày có liên quan tới vi khuẩn HP; đối với người bị loét dạ dày - tá tràng tỷ lệ này ở mức từ 75-85%.
Tuy nhiên, bác sĩ Minh cũng cho rằng, trên thực tế không phải ai nhiễm HP cũng bị viêm loét hay ung thư dạ dày vì ở điều kiện bình thường vi khuẩn HP không gây tác động nhiều, nhưng khi tâm lý căng thẳng, cơ thể có nhiều thay đổi, các thói quen ăn uống không phù hợp (đặc biệt là hút thuốc lá, ăn các thức ăn mặn hoặc thức ăn được ngâm ướp bảo quản...) vi khuẩn HP sẽ hoạt động cực mạnh và tiết ra các chất làm niêm mạc dạ dày bị xung huyết, tổn thương dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng.
Do đó, để tránh các nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn HP, mỗi người trong chúng ta cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, nên hạn chế gắp thức ăn cho người khác. Trong trường hợp vẫn muốn giữ thói quen này, tốt nhất bạn nên sử dụng một đôi đũa khác để gắp thức ăn cho người cùng mâm. Chẳng hạn trong bữa lẩu, thay vì thả đôi đũa hay thìa mình đang dùng vào nồi lẩu, mọi người nên dùng thìa đũa riêng. Đối với những gia đình có thành viên nhiễm HP thì cần kịp thời khám và điều trị bác sĩ chuyên khoa để ngăn ngừa các nguy cơ lan truyền vi khuẩn sang người khác.
Điều trị vi khuẩn HP như thế nào?
Theo Bác sĩ Đinh Quý Minh, phác đồ điều trị tấn công vi khuẩn HP thường gồm từ 2-3 kháng sinh kết hợp với thuốc ức chế bài tiết acid dạ dày trong khoảng 10 - 14 ngày. Khi điều trị, nhiều người bệnh thường gặp các tác dụng phụ trong quá trình điều trị như đau đầu, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, suy nhược cơ thể, v.v. Bên cạnh đó, việc dùng lâu dài các thuốc giảm tiết acid còn có thể gia tăng nguy cơ gãy xương và các vấn đề sức khỏe khác. Hơn nữa, trong những năm gần đây, tỷ lệ kháng thuốc của vi khuẩn HP ngày càng tăng, do vậy, cũng ảnh hưởng nhiều tới kết quả điều trị.
“Do đó, ngay sau khi kết thúc liệu trình điều trị tấn công, bệnh nhân có thể dùng thêm các thảo dược tự nhiên như Nano Curcumin thay thuốc ức chế Proton. Nano Curcumin sẽ giúp quá trình liền sẹo tổn thương trong ổ loét vì thuốc ức chế Proton nếu dùng lâu dài có thể gây ra mệt mỏi, giảm hấp thụ dinh dưỡng, v.v” Bác sĩ Minh nói thêm.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm Nano Curcumin có nguồn gốc khác nhau từ Ấn Độ, Trung Quốc, … Tuy nhiên, không phải nguyên liệu Nano Curcumin nào cũng đảm bảo chất lượng, một số loại còn có nguồn gốc từ chất bán tổng hợp. Bởi vậy, người tiêu dùng cần đặc biệt lưu ý trong việc chọn mua Nano Curcumin để đạt được hiệu quả điều trị bệnh tối ưu.
Được chiết xuất 100% từ củ nghệ, nguyên liệu Nano Curcumin 20% do các nhà khoa học của Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam nghiên cứu hiện được xem là bước tiến kỳ diệu của khoa học hiện đại trong việc nâng cao sức khỏe con người. Tất cả quy trình và nhà máy sản xuất đều đạt tiêu chuẩn HACCP, tiêu chuẩn ISO 9001 – 2008. Nguồn nguyên liệu chất lượng cao này đã được Tổng cục Đo lường Chất lượng cấp Giấy Chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn quốc gia - TCVN 11926: 2016.
Đặc biệt, nguyên liệu Nano Curcumin 20% được sử dụng trong sản phẩm Nacubest sẽ giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị hiệu quả các bệnh lý về dạ dày. Bởi ngoài tác dụng làm ức chế một phần sự phát triển của vi khuẩn HP, làm lành các vết loét và phục hồi sự tổn thương trên niêm mạc dạ dày, đây hiện là sản phẩm duy nhất trên thị trường Việt Nam được bào chế dưới dạng bột giúp người tiêu dùng thuận tiện sử dụng như pha với mật ong, sữa chua, v.v.
Sản phẩm được Cục ATTP - Bộ Y tế cấp Giấy xác nhận Công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm số 11173/2017/ATTP-XNCB. Mới đây, Nacubest còn vinh dự nhận Giải thưởng “Sản phẩm vàng vì sức khỏe Cộng đồng năm 2017” do Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam – Bộ Y tế trao tặng.
Sản phẩm Nacubest hiện có bán tại các nhà thuốc lớn trên toàn quốc.
Tiếp thị và phân phối: Công ty Cổ phần Thương mại và Dược phẩm Hưng Việt
Địa chỉ: Số 46, Lô M2, Khu ĐTM Yên Hòa, P.Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 0243.7822 377 hoặc Hotline: 093 6326 586
Tại Miền Nam: Công ty TNHH Dược phẩm Nam Thái Dương
Địa chỉ: 51/2A Thành Thái, P.14, Q.10, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.35072265
Truy cập Website: nacubest.vn
Fanpage: www.facebook.com/nacubest.nanocurcumin/
Lưu ý: Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Nhật Minh