"Đường về nhà xa quá mẹ ơi, chắc Tết nay, con không về tới"…
(Dân trí) - "Tết đang đến thật gần mẹ nhỉ? Ở nhà, mẹ đã kịp chuẩn bị gì đón Tết chưa? Vậy mà ở đây, con thấy Tết này sao mà xa tới vậy."
Hành trình về Tết của những người con xa xứ năm nay dường như dài hơn, xa hơn… Đôi khi họ chẳng hình dung được Tết năm nay, sao có thể về gần bên mẹ, bên gia đình thân yêu.
Tết tưởng đang đến thật gần, nhưng có người, Tết vẫn còn ở rất xa...
Những ngày này, đi đâu ta cũng thấy phảng phất âm hưởng của Tết. Tết đang đến thật gần. Đâu đó, ta bắt gặp những hàng hoa Tết. Đâu đó, người ta đã bàn với nhau sắm gì cho Tết. Rồi những câu chuyện về quê ăn Tết, vé tàu, vé xe tấp nập, hối hả. Ở khung cảnh khác, cũng vẫn là những sự tất bật cuối năm, nhưng phảng phất nỗi buồn man mác. Bởi với họ lúc này, Tết thật gần nhưng lại cũng thật xa.
"Tết năm nay của em chắc vẫn không khác được. 5 năm rồi em chưa được đón Tết cùng mẹ và các em. Mấy năm tích cóp cũng được một chút, cứ đinh ninh là Tết này sẽ được về nào ngờ Covid-19 bùng phát. Vậy rồi sao em được gặp mẹ đây?", Ngọc Ánh chia sẻ, mắt rưng rưng.
Cách đây 5 năm, khi phải quyết tâm rời xa quê hương, rời xa mẹ và 3 đứa em để vào thành phố kiếm sống, Ánh đã luôn tự nhủ hãy làm thật chăm chỉ để tích cóp tiền về quê đón một cái Tết ấm vui bên cha mẹ. Nhận làm giúp việc theo giờ cho các gia đình tại TPHCM cùng rất nhiều công việc khác, kế hoạch tích cóp của Ánh chắc cũng chẳng thể ngờ được trước tình hình khó khăn của năm 2020.
Như mọi năm làm lụng chắt chiu, cuối năm nào Ánh cũng dành dụm ra chút ít để mong có ngày được về quê cùng sum vầy. Nhưng năm nay có thể sẽ khó khăn hơn, thêm một năm nữa Ánh lại phải đón Tết xa quê, xa mẹ. Lại một năm nữa, Ánh thấy Tết đến thật gần, mà cảm giác thật xa.
Với hai ba con anh Trực, Tết năm nay cũng vậy. Bản thân làm phụ hồ ở công trường, ba của anh thì bị khuyết tật cả hai chân, hàng ngày chỉ có thể rong ruổi với chiếc xe lăn bán vé số trên khắp các nẻo đường. Lương thấp lại bệnh tật liên miên, hai ba con anh vốn chẳng tiết kiệm được nhiều. Mẹ và em gái ở quê chắc sẽ phải đón Tết này mà vắng bóng hai trụ cột gia đình mất rồi.
Câu chuyện của Ánh, của anh Trực không hề hiếm hoi. Đặc biệt, trong năm 2020, tình hình kinh tế thêm khó khăn, số lượng người mất việc tăng cao đột biến. Áp lực lại chồng lên áp lực.
Giấc mơ Tết đoàn viên, tuy còn xa, nhưng vẫn luôn đau đáu trong lòng
Khó thì là khó tới vậy, nhưng mấy ai ngăn nổi mong ước về nhà của những người con xa quê, nhất là dịp Tết đến xuân về. "Thôi thì vài năm nữa, cũng 5 năm rồi, ráng thêm chút thôi, gia đình mình chắc chắn sẽ được đón Tết ở quê anh nhỉ." Chị Linh quay sang nhìn chồng ngồi kế bên, siết chặt bàn tay anh, ráng mỉm cười.
Vợ chồng chị Linh trước làm công nhân cho một công ty tại TP. HCM. Mấy năm rồi chưa dám về quê đón Tết bởi chi phí tàu xe cao quá. Ngày rời xa quê lên thành phố kiếm sống, anh chị cũng chỉ đau đáu cho Tết được về nhà. "Cũng tủi thân lắm em. Tết đến mà cứ quanh quẩn trong phòng trọ 18m2. Chưa dám nghĩ năm nào mới về được, nhưng thôi ít nhất là cứ phải tin, em ạ", chị mỉm cười.
Cùng chung hoàn cảnh, cặp vợ chồng sắp cưới chị Sương, anh Triều cũng thấp thỏm, nặng lòng vì Tết năm nay chắc khó về nhà. Dắt nhau vào TPHCM lập nghiệp, anh Triều chị Sương vẫn luôn dành dụm từng đồng lương ít ỏi của mình để gửi về chăm lo cho ba mẹ, gia đình. Tiền lương hàng tháng, hai người chỉ dám giữ lại 2 triệu chi tiêu. Đã vậy mà năm nay, công việc khó khăn, cả hai anh chị đều bị cắt nửa lương. Số tiền hàng tháng để ra cũng chẳng được bao nhiêu.
"Nhiều khi chị nghĩ, thôi Tết này chẳng cần quà bánh đâu, bữa cơm rau mắm cũng được, miễn là được ngồi cạnh mẹ, ngồi cạnh em, miễn là cả nhà được trông thấy nhau đón giao thừa thì cũng hạnh phúc lắm rồi. Giờ thi thoảng chị vẫn ước vậy." Chị Sương chia sẻ.
Bởi làm lụng cả năm, ai chẳng mong được đón Tết để ăn mừng và nhìn lại những cố gắng trong năm qua. Nhưng Tết chỉ thật sự trọn vẹn, khi có đủ các thành viên quây quần bên nhau và sẻ chia niềm hạnh phúc. Bởi vậy, ước mơ đoàn tụ ngày Tết mới rõ ràng hơn bao giờ hết.
Cùng chung tay Mang Tết Về nhà, mang Tết về trong những mâm cơm hạnh phúc, trọn vẹn
Có niềm vui nào vui hơn Tết sum vầy, có hạnh phúc nào lớn hơn khi ước mơ Tết được gần bên gia đình trở thành hiện thực. Bởi vậy, hành trình về nhà đón năm mới của những người dân lao động, những công nhân, những bạn sinh viên xa nhà đã và đang được cộng đồng tiếp sức.
Chiến dịch "Mang Tết về nhà" cho 3.000 gia đình Việt Nam hậu thiên tai và Covid-19 năm 2020, được khởi xướng bởi Công ty Suntory PepsiCo Việt Nam, do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đồng tổ chức, với sự hỗ trợ vận chuyển bởi Bamboo Airways. Chương trình năm nay là một mắt xích trong hành trình "Thấy Pepsi là thấy Tết" gần một thập kỷ qua. Những tấm vé về, những chuyến xe tăng cường cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn để họ kịp về quê ăn Tết cùng gia đình đang được triển khai mạnh mẽ trên quy mô toàn quốc. "Chúng tôi hy vọng những hỗ trợ này có thể giúp bữa cơm đêm 30 Tết của hàng nghìn gia đình thêm niềm vui đoàn tụ, đủ đầy và hạnh phúc.", chia sẻ từ ông Nguyễn Xuân Thắng, Phó Tổng Giám đốc Đối ngoại và Truyền thông, Công ty Suntory PepsiCo Việt Nam.
Một năm nữa sắp qua và một mùa Tết ấm êm đang tới thật gần. Mong rằng mùa Tết này, thật nhiều, thật nhiều hơn nữa các gia đình được cùng nhau đón Tết, tạm biệt một năm đầy khó khăn, chuẩn bị cho một năm mới ngập tràn hứng khởi.
Chi tiết chương trình xem tại: http://MangTetvenha.DoanThanhnien.vn.
Bạn hãy cùng góp một bàn tay yêu thương, chia sẻ thông tin để những tấm vé đoàn viên đến được tay những người xứng đáng cùng chương trình "Mang Tết về nhà" tại:https://www.facebook.com/Pepsivietnam/ hoặc https://www.facebook.com/Pepsivietnam/photos/a.113436125455399/2188951464570511/